Thứ hai 23/12/2024 02:14

Quảng Ninh: Nỗ lực nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh không ngừng nỗ lực nhằm cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng miền núi, biên giới, hải đảo.

Với sự quan tâm đặc biệt từ các cấp ủy, chính quyền, cùng với việc đầu tư nguồn lực lớn, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều chương trình mục tiêu quốc gia nhằm phát triển kinh tế, xã hội nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Bước đột phá trong phát triển vùng đồng bào dân tộc

Nhằm cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc, Quảng Ninh đã tích cực lồng ghép thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo. Bên cạnh đó, tỉnh đã phê duyệt đề án tổng thể gắn với việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU, tạo nên một lộ trình phát triển bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn 2021-2025, hướng tới năm 2030.

Với quyết tâm chính trị cao và sự đầu tư mạnh mẽ, tỉnh Quảng Ninh đã và đang tạo ra những bước đột phá trong công tác phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Việc triển khai thực hiện Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế, xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh đã mở ra một chương mới, hứa hẹn mang lại nhiều đổi thay tích cực cho đời sống của bà con.

Quảng Ninh quan tâm đầu tư xây dựng, sửa chữa các trường học vùng đồng bào dân tộc thiểu số khang trang, hiện đại. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh

Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Ninh được xem là một trong những dấu mốc quan trọng trong công tác dân tộc của tỉnh. Đây là chủ trương lớn, toàn diện, thể hiện quyết tâm chính trị cao của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trên mọi lĩnh vực.

Việc lồng ghép thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia và dành nguồn lực lớn nhất để đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã tạo ra sức mạnh tổng hợp, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện của khu vực.

Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã huy động, bố trí kinh phí trên 19.000 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế, xã hội.

Bám sát chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, cấp ủy, chính quyền cấp huyện luôn nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Đồng thời, phát huy mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đảm bảo quốc phòng an ninh giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc. Trong đó, ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, điện sinh hoạt, nước sạch; thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi...

Thành công nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững

Tại huyện Bình Liêu, với những nỗ lực không ngừng, huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo bà Nguyễn Thị Vinh, Trưởng Ban Dân tộc Huyện ủy Bình Liêu “việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đời sống của người dân”.

Giai đoạn 2019-2023, huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới; nhiều chính sách được triển khai thực hiện như hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm và đầu tư cơ sở hạ tầng. Với tổng vốn thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2024 là 834,052 tỷ đồng, huyện triển khai đầu tư, sửa chữa trên 100 dự án, công trình đường giao thông, thủy lợi, trường học, nhà văn hóa… số vốn vay ưu đãi chương trình tổng thể 51 tỷ đồng cho 583 lượt vay. Do đó, tỷ lệ giảm hộ nghèo trên địa bàn huyện đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Giai đoạn 2021-2023, theo tiêu chí nghèo đa chiều của Trung ương, năm 2021, từ 413 hộ nghèo bằng 5,37%; đến cuối năm 2023, huyện không còn hộ nghèo.

Các chương trình, chính sách dân tộc được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh triển khai hiệu quả, đúng đối tượng, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tạo sự thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, bền vững hơn; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ; thu nhập bình quân đầu người ở các xã vùng dân tộc thiểu số tăng đáng kể; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững; giá trị truyền thống văn hóa được bảo tồn, phát huy; chất lượng y tế, giáo dục, chất lượng đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện” ông Lục Thành Chung - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh khẳng định.

Những kết quả tích cực này không chỉ góp phần rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi, mà còn nhân lên niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; tạo động lực để đồng bào đoàn kết, phấn đấu xây dựng bản, làng ấm no, hạnh phúc.

Tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành trước 3 năm chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; nâng chuẩn nghèo của tỉnh gấp 1,4 lần so với chuẩn nghèo của Trung ương. Đến nay, toàn tỉnh không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Trung ương. Theo chuẩn nghèo của tỉnh, hiện còn 246 hộ nghèo, trong đó 171 hộ nghèo người dân tộc thiểu số; 3.063 hộ cận nghèo, trong đó 1.638 hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số.

Với sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân các dân tộc, thu nhập bình quân đầu người tại các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đến hết năm 2023 tại 67 xã, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh đạt 73,3 triệu đồng/năm (tăng 29,6 triệu đồng/người so với năm 2020). Các chính sách giáo dục ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu học tập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hiện nay, có trên 90% số người dân tộc thiểu số ở độ tuổi từ 35 trở xuống đã tốt nghiệp THCS; trên 60% tốt nghiệp THPT, giáo dục thường xuyên...

Nguyễn Thanh
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững