Thứ ba 26/11/2024 11:39

Quảng Ninh - Hải Dương - Bắc Giang triển khai liên kết vùng theo chiều sâu

Ngày 22/1, tại tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra hội nghị triển khai các biện pháp thúc đẩy liên kết vùng giai đoạn 2022 - 2025 giữa các tỉnh Quảng Ninh - Hải Dương - Bắc Giang.

Nhiều chương trình, nội dung hợp tác phát triển vùng…

Trong những năm qua, Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương đã chủ động xây dựng, triển khai nhiều chương trình, nội dung hợp tác phát triển trên một số lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Nổi bật là đã phối hợp, hợp tác phát triển liên kết vùng với các tỉnh để triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng, tăng cường khả năng kết nối giao thông trong vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Đặc biệt đã thống nhất đầu tư xây dựng dự án Cầu Triều, đường dẫn hai đầu cầu và các công trình trên tuyến đường trục Bắc - Nam tỉnh Hải Dương để kết nối giao thông thông suốt từ QL 5 (tỉnh Hải Dương) đến QL18 (tỉnh Quảng Ninh).

Hội nghị triển khai các biện pháp thúc đẩy liên kết vùng giữa các tỉnh Quảng Ninh – Hải Dương – Bắc Giang

Các tỉnh cũng đã nỗ lực hợp tác, giao lưu phát triển văn hoá, đặc biệt là khai thác tiềm năng, giá trị văn hóa đặc sắc riêng có của mỗi địa phương, nhất là giá trị có một không hai của Yên Tử - Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang bản sắc riêng của Phật giáo Việt Nam. Trong đó, bao gồm Khu di tích Yên Tử (Quảng Ninh), Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (tỉnh Bắc Giang) và Khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc (tỉnh Hải Dương).

Hiện nay, các tỉnh đã phối hợp xây dựng hồ sơ khoa học quần thể di tích và danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương) trình UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Đối với công tác phòng chống dịch Covid-19, các tỉnh đã phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời để triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, tỉnh Quảng Ninh đã cử nhiều đoàn y, bác sĩ của tỉnh hỗ trợ tỉnh Bắc Giang thực hiện công tác giám sát, truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm nhanh...

Ngoài ra, 3 tỉnh cũng triển khai liên kết hợp tác trên các lĩnh vực: quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ tài nguyên, môi trường, nông nghiệp, thương mại, du lịch… khẳng định vị thế của Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương là các động lực tăng trưởng của vùng, khu vực, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nước.

Bí thư Tỉnh ủy 3 tỉnh ký kết biên bản thỏa thuận thực hiện các nội dung hợp tác

Triển khai liên kết theo chiều sâu, hiệu quả hơn

Tại hội nghị, lãnh đạo 3 địa phương Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang đã lễ ký kết thực hiện các nội dung hợp tác giai đoạn 2022-2025.

Trên cơ sở thảo luận đánh giá rõ những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế, 3 tỉnh thống nhất tiếp tục phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương trực tiếp đối với từng địa phương, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và thúc đẩy phát triển liên kết vùng, hợp tác càng đi vào thực chất theo nguyên tắc “Chia sẻ - Đồng thuận - Cùng phát triển”.

Trong đó, tập trung phối hợp triển khai chiến lược “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, tăng cường hợp tác liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh trên cơ sở đẩy mạnh hợp tác kết nối hạ tầng giao thông, vận tải. Hợp tác trong các lĩnh vực: công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, dịch vụ du lịch, lao động, quốc phòng, quân sự địa phương, an ninh, trật tự. Đồng thời, phối hợp hoàn thiện hồ sơ khoa học quần thể di tích và danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương) trình UNESCO; xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hoá - lịch sử chiến thắng Bạch Đằng...

Với tinh thần hiện thực hóa những quyết sách Đại hội XIII của Đảng, cũng như Đại hội Đảng bộ các tỉnh, 3 địa phương quyết định nội dung thời gian tới là cần tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại liên thông tổng thể, thúc đẩy liên kết vùng, để kiến tạo nên không gian phát triển mới với trục giao thông huyết mạch, hình thành hành lang giao thông gắn với hành lang đô thị và hành lang kinh tế; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của 3 địa phương với mục tiêu đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của các tỉnh đã đặt ra.

Chủ tịch UBND 3 tỉnh ký biên bản hoàn thiện các bước hồ sơ khoa học quần thể di tích và danh thắng Yên Tử giai đoạn 1

Tại hội nghị, 3 địa phương cũng thống nhất cao các đề xuất của các cơ quan để bổ sung vào các văn kiện. Đó là Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương sẽ nghiên cứu hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối giữa 3 địa phương và tuyến đường ven sông 10 làn xe tốc độ cao của tỉnh Quảng Ninh từ cầu Bạch Đằng về đến Đông Triều, để kết nối đồng bộ liên thông với các địa bàn lân cận của tỉnh Hải Dương và Bắc Giang với cao tốc Hà Nội, Bắc Giang và Lạng Sơn, để thúc đẩy hợp tác liên vùng, nội vùng. Thống nhất cải tạo, nâng cấp đường tỉnh từ Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đi thị trấn Trới, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cùng với đó, xem xét, tính toán để có con đường nối từ Tây Yên Tử sang Đông Yên Tử.

Cùng với hợp tác hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối, 3 địa phương sẽ tăng cường hợp tác bảo vệ môi trường, sinh thái…

Theo Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh, hiện phía Quảng Ninh đã cơ bản hoàn thiện xong hồ sơ khoa học quần thể di tích và danh thắng Yên Tử. Vì vậy, Quảng Ninh mong muốn Bắc Giang và Hải Dương đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các bước hồ sơ khoa học quần thể di tích và danh thắng Yên Tử, trong đó, bảo đảm hồ sơ cung cấp để sớm báo cáo hoàn thiện Hồ sơ lần 1 đề cử trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; hoàn thiện Hồ sơ đề cử chính thức trình lên UNESCO trước ngày 31/12/2022.

Để tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung ký kết, 3 tỉnh Quảng Ninh - Hải Dương - Bắc Giang, thống nhất mỗi địa phương sẽ thành lập một Ban chỉ đạo ở địa phương mình do Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, ưu tiên bố trí nguồn lực, để thực hiện cho các nội dung ký kết.

Ba tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang đã thống nhất sẽ hợp tác có trọng tâm trọng điểm, để thúc đẩy liên kết vùng lên tầm cao mới, đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn nữa nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo đảo vững chắc quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân và phát huy vai trò của 3 địa phương trong việc xây dựng trở thành các đầu tàu, các cực tăng trưởng và địa bàn động lực trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và khu vực phía Bắc.
Trí Trung
Bài viết cùng chủ đề: Hải Dương

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch