Quảng Ninh: 9 tháng đầu năm chỉ số sản xuất công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu đều tăng mạnh

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức hội nghị lần thứ 39 đánh giá kết quả công tác 9 tháng, trong đó nhiều chỉ số về phát triển kinh tế tăng mạnh.
Những doanh nghiệp "đội sổ" nợ thuế tại tỉnh Quảng Ninh Kinh tế cửa khẩu: Trụ cột, động lực phát triển tỉnh Quảng Ninh

Trên cơ sở những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu cán đích tăng trưởng 2 con số trong 8 năm liên tiếp; thu ngân sách Nhà nước đạt trên 54.000 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt trên 9.400 USD.

9 tháng thu hút gần 1 tỷ USD vốn FDI

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, Quảng Ninh bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2023 có những thời cơ, thuận lợi, đan xen với khó khăn, thách thức nhiều hơn, áp lực lớn hơn, phải triển khai đồng thời khối lượng công việc rất lớn. Song, vượt qua khó khăn, với sự đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bao trùm; thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế phù hợp với bối cảnh mới, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đầu tư công và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực, đúng hướng GRPP 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt gần 10%, trong đó: Khu vực công nghiệp xây dựng ước tăng 9,08%; khu vực nông, lâm nghiệp ước tăng 4,19%; khu vực dịch vụ ước tăng 12,76%.

Tổng lượng khách du lịch ước đạt gần 13 triệu lượt, tăng 41,7% cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch đạt 24.460 tỷ đồng, tăng 34,8% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 40.680 tỷ đồng, tăng 4% cùng kỳ, trong đó, thu nội địa đạt 28.680 tỷ đồng, tăng 3% cùng kỳ, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 12.000 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Tổng vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đạt 853 triệu USD. 9 tháng ước có 2.049 đơn vị thành lập mới, tăng 6,8% so cùng kỳ.

Quảng Ninh: 9 tháng đầu năm chỉ số sản xuất công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu đều tăng mạnh
9 tháng đầu năm chỉ số sản xuất công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh đều tăng mạnh - Trong ảnh là xưởng sản xuất nhà máy gạch Đất Việt, Đông Triều

Công tác quy hoạch, đất đai, tài nguyên và môi trường, chuyển đổi số được thúc đẩy tăng cường. Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong vùng Đồng bằng sông Hồng hoàn thành phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời đã hoàn thành Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040 và quy hoạch chung một số địa phương cấp huyện; là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và thu hút đầu tư dự án, công trình trọng điểm, động lực.

Cũng trong 9 tháng, Quảng Ninh hoàn thành nhiều mục tiêu phát triển văn hóa, xã hội, con người của cả giai đoạn 2020 – 2025. Đó là đồng thời hoàn thành trước 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và hoàn thành trước 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Đời sống nhân dân, nhất là khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo không ngừng được cải thiện. Tổng chi an sinh xã hội ước đạt 1.037 tỷ đồng, tăng 81% cùng kỳ. Tổng số suất tái định cư dự kiến đến năm 2030 để bố trí tái định cư khoảng 45.960 suất, đạt khoảng 91% so với yêu cầu; tập trung hoàn thành Đề án cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 đảm bảo mục tiêu tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch đạt trên 70%. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,25%; số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt 43,2% so với lực lượng lao động. Số lao động được tạo việc làm tăng thêm ước đạt 19.369 người, bằng 96,85% kế hoạch. Công tác giáo dục, đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; góp phần mở rộng các cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao và đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Đặc biệt, Quảng Ninh cơ bản hoàn thành việc xóa nhà ở tạm, nhà dột nát mới phát sinh cho hơn 400 hộ gia đình với những ngôi nhà “đại đoàn kết” khang trang, chắc chắn, an toàn. Đây là một trong những chủ trương có ý nghĩa an sinh xã hội rất lớn của tỉnh, bảo đảm mọi người dân Quảng Ninh đều được thụ hưởng thành quả phát triển, tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Phải giữ vững tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số

Kết quả 9 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay bằng những chỉ số, chỉ tiêu, tiêu chí cho thấy, Quảng Ninh đã tận dụng được cơ hội, chủ động vượt qua khó khăn, thách thức giữ vững sự ổn định, đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ, trong nội bộ các cơ quan lãnh đạo, quản lý, hệ thống chính trị toàn tỉnh; tỉnh cũng quyết tâm giữ vững những quyết sách đổi mới, giữ vững sự ổn định kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư kinh doanh, niềm tin của nhân dân, cán bộ, đảng viên, nhà đầu tư và doanh nghiệp; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, phát triển.

Trong thời gian tới, Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế quý IV đạt 14,5%, cả năm 2023 đạt trên 11%; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh quý IV đạt 13.165 tỷ đồng, cả năm 2023 đạt 54.000 tỷ đồng và giữ vững chỉ tiêu đã có trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức.

Quảng Ninh: 9 tháng đầu năm chỉ số sản xuất công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu đều tăng mạnh
Quảng Ninh tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng một cách bền vững - Ảnh TTXVN

Để làm được điều này, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, trước những khó khăn, thách thức, để đạt mục tiêu đề ra, phải đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nhất là ở cấp cơ sở; dày công chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững, bao trùm đồng bộ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền biên giới quốc gia; phát huy vai trò trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Trong phát triển kinh tế - xã hội, phải giữ vững tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển bền vững, quản trị rủi ro, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế đêm, kinh tế tuần hoàn. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thu, chi ngân sách; triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp thúc đẩy tiến độ, nâng cao tỷ lệ, hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công gắn với nâng cao chất lượng công trình, dự án, bảo đảm hiệu quả sau đầu tư, phòng, chống tiêu cực, lãng phí, gắn với ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu; nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chất lượng cao, có trọng tâm, trọng điểm vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, bảo đảm thực chất, hiệu quả và bền vững.

Cũng tại kỳ họp này, Quảng Ninh cũng đưa ra các phương án điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách cấp tỉnh. Về phương án điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách cấp tỉnh, dự kiến nguồn vốn điều chỉnh trên 5.198 tỷ đồng, trong đó điều chỉnh tăng vốn cho 1 chương trình hỗ trợ các địa phương theo tiêu chí chấm điểm và 2 dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; bổ sung danh mục và kế hoạch trung hạn cho 4 dự án đã hoàn thành và 6 dự án khởi công mới.

Lâm Tiến Cường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Thái Bình: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nhà ở thương mại

Thái Bình: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nhà ở thương mại

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án trăm triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án trăm triệu USD

Thái Nguyên "mở rộng cửa" đón các nhà đầu tư nước ngoài

Thái Nguyên "mở rộng cửa" đón các nhà đầu tư nước ngoài

Lâm Đồng: Quyết tâm phối hợp giữ vững rừng giáp ranh

Lâm Đồng: Quyết tâm phối hợp giữ vững rừng giáp ranh

“Cải thiện môi trường kinh doanh chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”

“Cải thiện môi trường kinh doanh chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”

Nam Định: Ý Yên sớm tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất làm 3 đợt

Nam Định: Ý Yên sớm tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất làm 3 đợt

Doanh nghiệp Cộng hoà Séc tìm cơ hội đầu tư vào Tuyên Quang

Doanh nghiệp Cộng hoà Séc tìm cơ hội đầu tư vào Tuyên Quang

Thừa Thiên Huế: Nhiều đơn vị tài trợ lễ hội Festival Huế 2024

Thừa Thiên Huế: Nhiều đơn vị tài trợ lễ hội Festival Huế 2024

Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII

Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão

Thái Bình: Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Văn Nghiêm được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Thái Bình: Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Văn Nghiêm được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đắk Lắk: Đề xuất nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ 26, 27, 29 chạy qua địa bàn

Đắk Lắk: Đề xuất nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ 26, 27, 29 chạy qua địa bàn

Lâm Đồng: Tập đoàn Phương Trang đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu đầu tư dự án cao tốc

Lâm Đồng: Tập đoàn Phương Trang đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu đầu tư dự án cao tốc

EVNNPC diễn tập ứng phó sự cố lưới điện, hưởng ứng tháng hành động An toàn vệ sinh lao động

EVNNPC diễn tập ứng phó sự cố lưới điện, hưởng ứng tháng hành động An toàn vệ sinh lao động

Hưng Yên: Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lữ xin nghỉ hưu trước tuổi

Hưng Yên: Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lữ xin nghỉ hưu trước tuổi

Tuyên Quang: Siết chặt hoạt động nhập khẩu, kinh doanh xe máy điện, xe đạp điện

Tuyên Quang: Siết chặt hoạt động nhập khẩu, kinh doanh xe máy điện, xe đạp điện

Phát huy vai trò người có uy tín ở Thái Nguyên

Phát huy vai trò người có uy tín ở Thái Nguyên

Bà Rịa - Vũng Tàu: Vì sao PTSC dừng hoạt động Khu Nhà đổi ca 284 Nguyễn An Ninh?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Vì sao PTSC dừng hoạt động Khu Nhà đổi ca 284 Nguyễn An Ninh?

Vì sao Lâm Đồng cho lò đốt rác y tế tiếp tục hoạt động khi không còn phù hợp quy hoạch?

Vì sao Lâm Đồng cho lò đốt rác y tế tiếp tục hoạt động khi không còn phù hợp quy hoạch?

Xem thêm