Thứ ba 19/11/2024 12:39

Quảng Ngãi xác định phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển theo hướng công nghiệp, hiện đại

Ngày 2/3, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi xác định mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển trở thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, theo hướng công nghiệp, hiện đại, đồng bộ, an toàn, hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Đồng thời tạo ra sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cao, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện kinh tế-xã hội và nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư ven biển gắn với bảo vệ môi trường sinh thái biển, phục vụ phát triển du lịch, góp phần tham gia bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển đảo của Tổ quốc.

Nuôi cá lồng bè trên biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Mục tiêu đến năm 2025, thể tích lồng nuôi đạt 160.000m3 (khoảng hơn 2.000 lồng nuôi). Sản lượng nuôi biển tăng dần 7%/năm, phấn đấu đạt 600 tấn. Tạo được ít nhất 1 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch. Đồng thời, kêu gọi và khuyến khích, các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư ít nhất 1 dự án nuôi biển gần bờ quy mô công nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Đến năm 2030, thể tích lồng nuôi đạt 180.000m3 (khoảng hơn 2.500 lồng nuôi). Sản lượng nuôi biển tăng dần 7%/năm, phấn đấu đạt 800 tấn. Tạo được ít nhất 2 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch. Kêu gọi và khuyến khích, các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư ít nhất 1 dự án nuôi trên vùng biển hở, vùng biển xa bờ quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.

Đến năm 2045, phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa, là một bộ phận quan trọng trong ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và sản lượng nuôi của tỉnh.

Theo tính toán, tổng nhu cầu vốn thực hiện đề án giai đoạn 2021-2030 là hơn 251 tỷ đồng.

Để thực hiện tốt mục tiêu trên, tỉnh Quảng Ngãi đề ra một số nội dung, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện như: Đầu tư, phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi biển; phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ nuôi biển và phát triển các hình thức nuôi; phát triển chế biến và thương mại sản phẩm nuôi biển…

Trong đó, để thúc đẩy thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi biển, tỉnh Quảng Ngãi sẽ vận dụng các giải pháp tại Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 16/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030, đồng thời lồng ghép hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm nuôi biển (tươi sống) hoặc thông qua chế biến vào Chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản của tỉnh.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ngãi

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình ủng hộ 4,3 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thanh Hóa chung tay xây dựng nhà ‘Đại đoàn kết’ cho hộ nghèo

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

PC Bạc Liêu: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện lực

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An là ai?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch dịp cuối năm 2024

Thái Bình: Sắp diễn ra Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững