Bộ Công Thương: Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN |
Ngày 19/11/2024, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, đại diện Công ty Cổ phần quản lý Kinh doanh điện Thanh Hóa (Công ty Kinh doanh điện Thanh Hóa) cho biết, đơn vị vừa có báo cáo gửi Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa liên quan đến sự việc nhiều hộ dân tại xã Hà Sơn (huyện Hà Trung) phải sử dụng điện yếu trong thời gian dài.
Theo báo cáo số 216/TC-QLKDĐ của Công ty Kinh doanh điện Thanh Hóa, trong quá trình quản lý vận hành lưới điện, công ty hiện cấp điện cho 1.313 hộ dân xã Hà Sơn. Công ty đã đầu tư 12 trạm biến áp trên địa bàn xã với công suất 2.470 kVa, trong đó có 6 trạm biến áp là tài sản do công ty đầu tư, xây dựng mới.
Trụ sở Công ty Kinh doanh điện Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Huy |
Đối với việc cung cấp điện cho 70 hộ dân tại thôn Ngọc Sơn (30 hộ), Vĩnh An (28 hộ), Chí Phúc (12 hộ), do đặc điểm địa hình, người dân sống phân tán trên các khu vực đồi núi, bán kính cấp điện lớn nên dẫn đến hiện tượng tụt áp vào giờ cao điểm gây khó khăn cho sinh hoạt.
Công ty đã tiến hành khảo sát và đang triển khai xây dựng mới 2 trạm biến áp cấp điện cho thôn Ngọc Sơn và Vĩnh An. Riêng 12 hộ dân cư trú khu vực rừng của thôn Chí Phúc, Công ty đã dựng 30 cột ly tâm 7,5m, thay thế đường dây cũ bằng dây cáp bọc AV70, nâng cấp tuyến đường dây từ 1 pha 2 dây lên thành 2 pha 3 dây, qua đó cơ bản đảm bảo chất lượng điện cho ngyowif dân, khắc phục thực trạng điện yếu giờ cao điểm.
"Chúng tôi đang phấn đấu hoàn thành xây dựng 2 trạm biến áp trong tháng 12/2024, khi đó tình trạng điện yếu sẽ chấm dứt", đại diện Công ty Kinh doanh điện Thanh Hóa cho biết.
Trước đó, nhiều hộ dân ở các thôn Vĩnh An, Ngọc Sơn và Chí Phúc (xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh họ phải sống trong cảnh tình trạng điện yếu, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường ngày, mọi sinh hoạt dường như bị đảo lộn.
“Vào những lúc cao điểm, các thiết bị trong nhà gần như không thể hoạt động, từ nồi cơm điện, tủ lạnh, tivi, máy giặt... Thậm chí, chúng tôi không dám mua điều hòa, vì có mua cũng không thể dùng được” - bà Luyến (52 tuổi) trú tại thôn Ngọc Sơn, xã Hà Sơn chia sẻ.
Vì điện yếu nên gia đình bà Luyến không thể sử dụng nồi cơm điện vào giờ cao điểm. |
Cũng theo bà Luyến, vì điện yếu không cắm được cơm điện nên gia đình bà phải chuyển sang dùng bếp củi để nấu cơm. Một số gia đình khác muốn cắm được nồi cơm điện, phải sử dụng lúc 14 - 15 giờ; nếu để đến khoảng 16-17 giờ mới cắm cơm, không thể chín nổi.
Chung cảnh ngộ, gia đình ông Trần Văn Gian (63 tuổi, trú tại thôn Ngọc Sơn) cho hay, những năm trước, tình trạng điện yếu đã diễn ra, tuy nhiên, đến năm nay, tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tiền điện hàng tháng trả đều, nhưng đổi lại, điện rất yếu, không thể dùng các thiết bị điện tử. Trong khi đó, tại các cuộc họp thôn, hội nghị của xã, các hộ dân đã có ý kiến, thậm chí phản ứng rất gay gắt, tuy nhiên tình trạng này vẫn chưa được cải thiện. Theo các hộ dân xã Hà Sơn, ngoài cuộc sống bị đảo lộn vì điện yếu.
Ông Nguyễn Văn Ngọ - Phó Chủ tịch UBND xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa - cho biết, tình trạng điện yếu xảy ra trên địa bàn là đúng. Hiện, có 3 thôn gồm Ngọc Sơn, Vĩnh An và Chí Phúc bị ảnh hưởng do điện yếu với tổng số hộ dân khoảng gần 200 hộ.
Bếp ga mini là giải pháp tối ưu nhất để đối phó với tình trạng điện yếu. |
Ngay sau khi nhận được phản ánh từ người dân cũng như các cơ quan báo chí, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 3146/SCT-QLNL ngày 11/11/2024 gửi Công ty Kinh doanh điện Thanh Hóa để báo cáo về thực trạng điện yếu giờ cao điểm tại 3 thôn thuộc xã Hà Sơn