Thứ bảy 23/11/2024 11:30

Quảng Nam xin chuyển 25ha rừng tự nhiên để làm đường đến vùng sâm Ngọc Linh

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam xin chuyển mục đích sử dụng diện tích rừng khoảng 25ha để triển khai thực hiện dự án đường giao thông đến vùng sâm Ngọc Linh.

Ngày 23/6, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc báo cáo giải trình các nội dung liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án: Đường giao thông đến vùng phát triển sâm Ngọc Linh, tuyến Măng Lùng - Đăk Lây, huyện Nam Trà My.

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, dự án Đường giao thông đến vùng phát triển sâm Ngọc Linh, tuyến Măng Lùng - Đăk Lây nằm trong Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh đến năm 2030 được Văn Phòng Chính phủ thống nhất vào 2015; được Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án đầu tư.

Qua kiểm tra đối chiếu ranh giới dự án với quy hoạch phân khu của Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh, diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án là 26,5ha, nằm trong các phân khu vùng đệm, phân khu vùng phục hồi sinh thái, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

Vùng trồng sâm Ngọc Linh. Ảnh minh hoạ

Việc đề xuất dự án Đường giao thông đến vùng phát triển sâm Ngọc Linh, tuyến Măng Lùng - Đăk Lây được triển khai và phê duyệt trước thời điểm quyết định thành lập Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh; đồng thời dự án trước đây đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất có Công văn trình Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng thống nhất chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác để thực hiện dự án. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Chính phủ không có ý kiến phản hồi theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Việc phê duyệt đầu tư dự án và thời điểm trình hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (trong đó có diện tích rừng tự nhiên đặc dụng thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 15,65ha) từ tháng 3/2020 trước thời điểm ban hành Quyết định về phê duyệt thành lập Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh và các quy định khác tại Nghị định số 83 năm 2020 của Chính phủ.

Về hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường, trước đây, dự án đường giao thông đến vùng phát triển Sâm Ngọc Linh, tuyến Măng Lùng - Đăk Lây được cấp có thẩm quyền phê duyệt với quy mô công trình giao thông cấp IV, tổng chiều dài tuyến 10,4km, diện tích sử dụng đất 17,06ha; trong đó, diện tích quy hoạch rừng đặc dụng bị ảnh hưởng là 14,68ha. Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án là đảm bảo theo quy định.

Hiện nay, dự án có sự thay đổi về quy mô với tổng diện tích là: 26,5ha; gồm quy hoạch rừng đặc dụng: 24,11ha và ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 2,39ha thì dự án thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) cũng có tờ trình về việc điều chỉnh thời gian thực hiện dự án và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu số 07 (đánh giá tác động môi trường) công trình này cho phù hợp với quy mô thực tế hiện nay (tăng 11,82ha so với diện tích ban đầu). Hiện nay, UBND huyện Nam Trà My đang triển khai thực hiện các thủ tục có liên quan theo quy định.

Để tạo điều kiện cho dự án được triển khai đảm bảo đúng quy định và đúng tiến độ được giao, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã báo cáo và đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên với diện tích 25,17ha sang mục đích khác để triển khai thực hiện dự án: Đường giao thông đến vùng phát triển sâm Ngọc Linh, tuyến Măng Lùng - Đăk Lây, huyện Nam Trà My.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ