Thứ hai 23/12/2024 06:19

Quảng Nam: Nhiều nơi bị ngập lụt sau bão số 4

Sau bão số 4, do mưa lớn khiến nhiều nơi tại tỉnh Quảng Nam bị ngập lụt cục bộ. Một số nơi bị cô lập.

Tại thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam), do ảnh hưởng của cơn bão số 4 và mưa lớn, trong ngày 28/9, nước trên sông Hoài dâng cao, gây ra ngập lụt tại phố cổ Hội An

Nhiều ngôi nhà tại phố cổ Hội An bị ngập lụt, một số nơi nước ngập từ 30-50cm

Khách du lịch thích thú khi trải nghiệm cảnh ngập lụt tại phố cổ Hội An

Tại huyện Duy Xuyên, ông Nguyễn Thế Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên cho biết, trên địa bàn huyện có khoảng 600 hộ dân/ gần 2300 nhâu khẩu bị cô lập do nước lũ dâng cao. "Nguyên nhân các hộ bị cô lập là do họ nằm vùng trũng, chỉ cần mưa lớn nước dâng cao, chảy xiết gây ngập tuyến đường vào trong thôn. Chủ động trước tình huống này, chính quyền địa phương đã cung ứng đầy đủ lương thực, thực phẩm cho các hộ dân. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng đã cử lực lượng túc trực, ngăn không cho người dân qua lại để đảm an toàn tính mạng cho họ”, ông Nguyễn Thế Đức nói.

Tại huyện Đại Lộc, do ảnh hưởng trực tiếp của bão số 4, trong vòng 24h qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xuất hiện mưa to, nhiều nơi bị ngập úng.

Mực nước sông Vu Gia - Thu Bồn lên nhanh đã gây ngập nhiều khu dân cư trên địa bàn huyện Đại Lộc

Các hàng quán ven sông Vu Gia, cầu Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc) bị ngập lụt
Xe tải, xe ô tô được người dân đưa đến vùng cao để tránh bị ngập lụt

Nước lên nhanh nên khiến các khu dân cư bị ngập, gây khó khăn trong việc đi lại

Tại chuyến kiểm tra công tác khắc phục bão số 4 và ứng phó với tình hình lũ, ngập lụt cục bộ tại huyện Đại Lộc vào sáng nay (28/9), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn đề nghị huyện Đại Lộc tiếp tục tuyên truyền vận động bà con nhân dân không được chủ quan, lơ là sau bão, đề phòng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất vẫn có nguy cơ xảy ra; địa phương sớm vận động người dân quay lại thu dọn, sản xuất, ổn định cuộc sống, với những hộ dân bị thiệt hại nặng nề, chính quyền và cộng đồng dân cư cần chia sẻ, tương trợ để các hộ này sớm vươn lên.

Thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Quảng Nam, hiện nay, lũ trên sông Vu Gia đã đạt đỉnh và đang xuống chậm, thượng lưu sông Thu Bồn đã xuống, hạ lưu đang lên chậm, trên sông Tam Kỳ đang lên chậm. Cảnh báo nguy cơ xảy ra ngập úng tại những vùng trũng thấp.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững