Quảng Nam: “Hiện tượng” miền Trung

Công nghiệp được xác định là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025.

Công nghiệp là động lực chính

Giai đoạn 2016 - 2020, kinh tế tỉnh Quảng Nam có bước chuyển ấn tượng, GRDP tăng trung bình 6,85%/năm. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 7,91%, cao hơn mức tăng GRDP trung bình, góp phần tạo lực kéo nền kinh tế toàn tỉnh đi lên. Theo TS. Trần Du Lịch - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ - lý do của sự thay đổi này là bởi Quảng Nam đã không để lợi thế chỉ dừng mãi ở tiềm năng, mà biết “đánh thức” tiềm năng đó và nổi lên như một hiện tượng trong phát triển của miền Trung. Một trung tâm công nghiệp ôtô lớn nhất cả nước đang được định hình, tiềm năng du lịch, công nghiệp được khai thác tốt.

Quảng Nam: “Hiện tượng” miền Trung
Ngành công nghiệp ôtô tiếp tục là thế mạnh của tỉnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – ông Hồ Quang Bửu - chia sẻ: Những thành quả mà tỉnh đạt được trong thời gian qua là sự chủ động vận dụng đúng đắn, sáng tạo các chủ trương của Trung ương vào tình hình thực tế của địa phương; tranh thủ được sự hỗ trợ từ mọi nguồn lực và sự đoàn kết, phát huy sức mạnh toàn dân trong thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Để duy trì mức tăng GRDP, ngành công nghiệp - xây dựng giữ vai trò quan trọng, là động lực chính trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, ngành công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định cuộc sống, đóng góp an sinh xã hội. Nhờ những chính sách thông thoáng, Quảng Nam cũng trở thành “điểm đến” được nhiều nhà đầu tư FDI lựa chọn, để đặt những dự án sản xuất công nghiệp với hàm lượng giá trị gia tăng sản phẩm ngày càng nhiều. Hiện, vốn đầu tư trung bình dự án FDI của Quảng Nam đạt cao nhất trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đạt trung bình 31,8 triệu USD/dự án, cao gần 2 lần mức trung bình của vùng và trên 2,5 lần trung bình cả nước.

Trụ cột kinh tế của tỉnh

Với những kết quả ấn tượng đã đạt được thời gian qua, cùng hệ thống hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ; chính sách, cơ chế thông thoáng, được điều hành bởi “chính quyền cầu thị”… công nghiệp tiếp tục "gửi gắm" trọng trách là trụ cột kinh tế của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 để đạt được mục tiêu GRDP trung bình 5 năm tới từ 7,5 - 8%.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - kỳ vọng này của Quảng Nam hoàn toàn dựa trên cơ sở thực tế và có tính khả thi. Trong đó, Chu Lai là điểm sáng để đưa nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ nhất và dẫn đầu khu vực vùng. Bằng những nỗ lực của chính quyền địa phương, sự vào cuộc của lãnh đạo nhà nước và tiên phong của một số doanh nghiệp, Khu kinh tế mở Chu Lai đã ra đời, "vụt sáng" trở thành khu công nghiệp lớn của Quảng Nam, tương lai sẽ là của cả miền Trung và cả nước.

"Quảng Nam cần tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp ôtô và những ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất ôtô, trong đó lấy THACO làm đầu tàu dẫn dắt" - TS. Nguyễn Đình Cung lưu ý.

TS. Trần Du Lịch cho biết thêm, đi kèm với sản xuất, Quảng Nam phải nhanh chóng "giải bài toán" cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực. Tái cơ cấu khó nhất là cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng. Nếu không tận dụng được cơ hội đổi mới khoa học - công nghệ sẽ làm nền kinh tế của tỉnh tụt hậu nhanh chóng.

Phó Chủ tịch Hồ Quang Bửu cho hay, tỉnh xác định phát triển công nghiệp bền vững theo chiều sâu, ưu tiên những ngành có lợi thế, sức cạnh tranh, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng công nghệ cao, tăng tỷ lệ nội địa, tăng cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, khuyến khích hỗ trợ nghiên cứu, đổi mới, ứng dụng khoa học - công nghệ. Bên cạnh đó, sẽ xây dựng các khu, cụm liên kết ngành tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; thu hút và phát triển nhóm, ngành công nghiệp chủ lực...; nỗ lực phát huy thế mạnh nổi trội của mình, với tư duy quan điểm phát triển vùng, liên kết vùng, để góp phần tạo nên "sức mạnh" và tăng sức cạnh tranh cho toàn vùng.

Từ một tỉnh nghèo, trung ương bù ngân sách, đến năm 2020, quy mô kinh tế của Quảng Nam đã đạt mức gần 100 nghìn tỷ đồng, trở thành địa phương thu ngân sách lớn nhất khu vực miền Trung và ghi tên vào danh sách những địa phương điều tiết ngân sách về Trung ương.
Thành Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với đất và người Thái Nguyên

Bác Hồ với đất và người Thái Nguyên

Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đang được thi công đến đâu?

Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đang được thi công đến đâu?

Kiên Giang: Khánh thành tượng Bác Hồ tại TP. Phú Quốc

Kiên Giang: Khánh thành tượng Bác Hồ tại TP. Phú Quốc

Công bố Vùng an toàn dịch bệnh và loạt hoạt động giúp Tây Ninh định hình lại ngành chăn nuôi

Công bố Vùng an toàn dịch bệnh và loạt hoạt động giúp Tây Ninh định hình lại ngành chăn nuôi

2 Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ mới

2 Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ mới

Khởi công các công trình trọng điểm tại thành phố Thanh Hóa

Khởi công các công trình trọng điểm tại thành phố Thanh Hóa

Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

180 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

180 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế?

Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

Ngành Công Thương Hà Nội tăng tốc đạt chỉ tiêu giai đoạn 5 năm

Ngành Công Thương Hà Nội tăng tốc đạt chỉ tiêu giai đoạn 5 năm

Thanh Hoá triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thanh Hoá triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Quảng Bình: Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp còn gặp khó

Quảng Bình: Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp còn gặp khó

Sôi động Ngày hội hái quả Mận hậu Mộc Châu 2024

Sôi động Ngày hội hái quả Mận hậu Mộc Châu 2024

Hòa Bình: Người trăn trở tìm đầu ra cho cây mía đường

Hòa Bình: Người trăn trở tìm đầu ra cho cây mía đường

Hơn 40 doanh nghiệp tham gia khảo sát Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Hơn 40 doanh nghiệp tham gia khảo sát Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Sóc Trăng: Đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức

Sóc Trăng: Đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Thái Bình: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nhà ở thương mại

Thái Bình: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nhà ở thương mại

Quảng Ninh:  Đồn Biên phòng Trà Cổ đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu khu vực biên giới

Quảng Ninh: Đồn Biên phòng Trà Cổ đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu khu vực biên giới

Xem thêm