Thứ năm 15/05/2025 07:27

Quảng Nam: Công bố khẩn cấp sạt lở bờ biển Hội An

Tỉnh Quảng Nam vừa công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở tại bờ biển Cẩm An, đoạn qua địa phận khối phố Tân Thành, phường Cẩm An, thành phố Hội An.

UBND tỉnh Quảng Nam thông tin, năm 2024, mặc dù trên địa bàn tỉnh không xuất hiện lũ lớn, tuy nhiên, do ảnh hưởng các đợt gió mùa Đông Bắc và triều cường, vùng biển khu vực Hội An xuất hiện sóng lớn đã tác động đến bờ biển đoạn qua địa phận khối phố Tân Thành, phường Cẩm An, thành phố Hội An gây sạt lở nghiêm trọng.

Bờ biển đoạn qua phố Tân Thành, phường Cẩm An, thành phố Hội An sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Nguyễn Dương

Công trình kè tạm tại khu vực này bị sóng lớn kèm gió mạnh làm hư hỏng bờ kè, một khối lượng cát lớn bị trôi. Chiều dài sạt lở khoảng 225m, chiều sâu trung bình từ 5m đến 7m, khoét sâu vào bên trong bờ biển, đe doạ tài sản của người dân sống tại khu vực này và các công trình, hạ tầng.

Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản số 3082/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở tại bờ biển Cẩm An. Qua đó, yêu cầu TP. Hội An tiếp tục triển khai thực hiện biện pháp khẩn cấp để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Địa phương tổ chức cắm biển, căng dây cảnh báo, khoanh vùng nguy hiểm, chủ động lên phương án bố trí lực lượng canh gác, không cho người dân, du khách đi vào khu vực nguy hiểm; tăng cường thông tin để người dân, du khách biết về diễn biến sạt lở, nguyên nhân sạt lở và chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó.

Đồng thời, TP. Hội An theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, diễn biến sạt lở; chủ động các phương án để kịp thời sơ tán người dân, du khách khi có tình huống xảy ra và các biện pháp để xử lý kịp thời sạt lở, báo cáo về UBND tỉnh Quảng Nam để theo dõi, chỉ đạo.

Trong nhiều năm qua, tại khu vực này, tình trạng sạt lở, xâm thực diễn ra nghiêm trọng với cường độ ngày càng mạnh hơn, uy hiếp đời sống và tài sản của người dân. Tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An triển khai nhiều giải pháp công trình như xây dựng kè cứng, kè mềm, kè ngầm cản sóng… Nguồn kinh phí hàng ngàn tỷ đồng đã đổ vào đây nhưng trước sự tàn phá của thiên nhiên, nhiều nơi vẫn tiếp tục bị sạt lở.

Nguyễn Dương
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

5 tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ xã, phường mới tại Thanh Hóa

Bắc Ninh: Thu hút đầu tư 7 dự án FDI quy mô lớn

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chia sẻ kinh nghiệm xóa nhà tạm

Hải Phòng: Hàng nghìn người tham gia duyệt đội ngũ diễu hành kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng

Ẩm thực Hải Phòng: Hòa quyện bản sắc và giao thoa văn hóa

Lịch cúp điện Tiền Giang mới nhất, từ ngày 11 - 13/5

Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Thanh Hóa: 'Tái sinh' Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Thanh Hóa phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 8-10/5/2025 mới nhất

Sản vật cao nguyên Lâm Đồng sắp hội tụ tại Hà Nội

Vật liệu xây dựng 'cháy hàng', Thanh Hóa họp khẩn

PC Đắk Lắk cấp điện an toàn, đầy đủ dịp lễ 30/4

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 5-7/5/2025 mới nhất

Kỳ nghỉ lễ 30/4–1/5: Du lịch Ninh Bình tiếp tục thắng lớn