Thứ sáu 15/11/2024 01:20

Quảng Bình: Hiệu quả cao từ nguồn năng lượng điện mặt trời mái nhà

Hiện nay, trên mái nhà của các doanh nghiệp, đơn vị, hộ dân được lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời không còn xa lạ với người dân tỉnh Quảng Bình. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) không chỉ giảm chi phí tiền điện hàng tháng, đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường mà còn bán điện trở lại cho ngành điện, hiệu quả từ nguồn năng lượng này rất lớn.

Miền Trung nói chung tỉnh Quảng Bình nói riêng có tiềm năng lớn, thích hợp để phát triển nguồn năng lượng mặt trời, với bốn mùa có nắng, là những cơ hội thuận lợi để phát triển nguồn năng lượng này. Theo các nhà nghiên cứu, giá trị bức xạ ở khu vực này theo phương ngang dao động từ 897 kWh/m2/năm đến 2.108 kWh/m2/năm, tương ứng giá trị 2,46 kWh/m2/ngày đến 5,77 kWh/m2/ngày.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, khu vực miền Trung có tiềm năng lớn về điện mặt trời với độ bức xạ đạt từ 4,2 - 4,8 kWh/m2/ngày. Tính đến hết quý 1/2020, cả nước đã có 26.146 công trình ĐMTMN, với tổng công suất 521,8 MWp, sản lượng điện phát lên lưới tính riêng trong quý 1/2020 đạt hơn 90 triệu kWh.

Hệ thống điện mặt trời mái nhà của Công ty TNHH PARADIZE Thiên Đường (TP. Đồng Hới) nhìn từ trên cao

Theo Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình), tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 179 công trình ĐMTMN của khách hàng với tổng công suất 1.400 kWp, sản lượng điện mặt trời phát lên lưới là 281.987 kWh, số tiền mua điện từ hệ thống ĐMTMN là 547,9 triệu đồng.

Đại diện Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình) cho biết, hiện nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã chú trọng đầu tư ĐMTMN và coi đó là giải pháp hiệu quả trong tiết kiệm chi phí, giảm tải cho nguồn điện phục vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Cụ thể, trong ngành du lịch - dịch vụ, có Công ty Oxalic tại thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch đã đầu tư lắp đặt hệ thống ĐMTMN, với công suất 100kWp, ngoài sản lượng điện đơn vị dùng thì sản lượng điện phát ngược lên lưới bán cho ngành điện từ đầu năm 2020 đến nay là 9.140 kWh. Ngoài ra, Công ty TNHH PARADIZE Thiên Đường tại TP. Đồng Hới cũng đã lắp đặt hệ thống ĐMTMN với công suất 70kWp, sản lượng phát ngược lên lưới tính được là 22.076 kWh, hay Công ty MASCO Việt Nam tại thị xã Ba Đồn với công suất 32 kWp, sản lượng phát ngược lên lưới đạt 7.533 kWh.

Nhiều doanh nghiệp, đơn vị, hộ dân sau khi sử dụng không hết đã bán điện ngược trở lại cho ngành điện

Đại diện Công ty Oxalic cho biết, đối với các doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch, dịch vụ, việc sử dụng ĐMTMN ngoài giảm tải nguồn điện, tiết kiệm chi phí tiền điện còn hướng đến mô hình “doanh nghiệp xanh”, “du lịch xanh” thân thiện với môi trường, tạo ra hình ảnh đẹp trong mắt cộng đồng.

Bên cạnh các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ - du lịch, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng đã tìm đến giải pháp sử dụng năng lượng từ ĐMTMN. Công ty Gạch ngói Cầu 4 (TP. Đồng Hới) là đơn vị lắp đặt hệ thống ĐMTMN lớn nhất của tỉnh Quảng Bình hiện nay với công suất 194 kWp, sản lượng điện phát ngược lên lưới trong năm 2020 đạt 22.138 kWh. Ngoài việc tận dụng nguồn điện tại chỗ phục vụ sản xuất đồng thời giảm chi phí tiền điện do không dùng điện lưới, công ty còn thu được gần 50 triệu đồng từ sản lượng điện dư thừa phát ngược lên lưới.

Ông Hoàng Văn Hòa – Giám đốc Công ty Gạch ngói Cầu 4 - cho biết, chi phí tiền điện chiếm tỷ trọng không nhỏ trong những yếu tố cấu thành nên giá thành của sản phẩm, bởi vì sản xuất là lĩnh vực cần tiêu tốn nguồn điện năng lớn. Để tăng tính cạnh tranh về giá thành, các doanh nghiệp cần có các giải pháp để áp dụng vào quy trình sản xuất, nguồn năng lượng tái tạo, ĐMTMN cơ bản giải quyết một phần vấn đề đó.

Hệ thống điện mặt trời mái nhà của hộ dân ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình)

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng đã ứng dụng hệ thống ĐMTMN trong quá trình chăn nuôi. Điển hình như doanh nghiệp tư nhân chăn nuôi Ngô Hải Trường, ở xã Vạn Ninh huyện Quảng Ninh cũng đã đầu tư hệ pin năng lượng mặt trời có 50 kWp trên hệ thống trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô khoảng 3.000 m2 chuồng trại.

Ngoài ra, theo thống kê của PC Quảng Bình, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có hàng trăm hộ gia đình tại TP. Đồng Hới cũng như tại các huyện, thị xã đã đầu tư lắp đặt ĐMTMN với công suất phù hợp quy mô hộ giá đình từ 3-10kWp.

Ông Thái Hồng Quân - Giám đốc PC Quảng Bình - cho biết, hiện nay, diện tích mái nhà, mái công trình tỉnh Quảng Bình còn rất lớn, cộng với những lợi thế về điều kiện khí hậu, thời tiết, nếu đầu tư hiệu quả ĐMTMN sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư cũng như giảm chi phí mua điện cho các hộ gia đình trong mùa nắng nóng. ĐMTMN là hình thức đầu tư dễ thực hiện, dành cho mọi thành phần kinh tế, cá nhân, hộ gia đình, là hình thức đầu tư có tính xã hội hóa cao.

Vừa qua, Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg tạo cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời trong dài hạn. Theo đó, ĐMTMN là năng lượng tái tạo được Nhà nước hỗ trợ phát triển, ký hợp đồng mua lâu dài lên đến 20 năm với giá 8.38cent/1kWh, quy đổi theo tỷ giá hiện hành là 1.943 đ/kWh.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh

Thừa Thiên Huế: Đâu là nguyên nhân khiến sản xuất điện giảm trong 10 tháng đầu năm?

Chính sách năng lượng Mỹ: Chuyển đổi lớn dưới thời ông Donald Trump?

Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu tháng 10 tăng 7%

PC Đắk Lắk: Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong thời điểm giá nông sản tăng cao

Cách tính hóa đơn tiền điện trong tháng điều chỉnh giá như thế nào tại 21 tỉnh thành phía Nam?

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Vượt kế hoạch tiến độ tháng 10/2024