Chủ nhật 29/12/2024 03:49

Quản lý thị trường Hòa Bình: Khẳng định vai trò chủ công trong kiểm tra, kiểm soát thị trường

8 tháng đầu năm, lực lượng quản lý thị trường Hòa Bình đã thực hiện có trọng tâm, trọng điểm xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong kinh doanh.

Luôn thể hiện rõ vai trò chủ công trong công tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo ổn định thị trường, 8 tháng đầu năm, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Hòa Bình đã thực hiện nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh thương mại.

Tập trung giám sát mặt hàng trọng điểm

Tỉnh Hòa Bình không phải là địa bàn trọng điểm về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc vẫn diễn biến phức tạp, gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính. Hàng giả, hàng kém chất lượng tuy không có những ổ nhóm sản xuất lớn nhưng việc tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng ở các địa phương khác hoặc nhập lậu ở nước ngoài vẫn còn trôi nổi trên thị trường.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm hàng hóa được sản xuất từ các làng nghề, hộ gia đình bằng phương pháp thủ công, truyền thống, không theo quy trình chuẩn nên sản phẩm làm ra vô tình trở thành hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc...

Với công tác kiểm tra, kiểm soát, lực lượng QLTT Hòa Bình luôn bám sát các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Tổng cục QLTT về kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Theo đó, trong tháng 8/2022, lực lượng QLTT Hòa Bình kiểm tra 120 vụ (bằng 81,63% so với cùng kỳ năm trước); tổng số vụ vi phạm 23 vụ (chiếm tỷ lệ 19,16%); tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 89.250.000 đồng.

Đặc biệt, trong vai trò là cơ quan thường trực giúp việc của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Cục QLTT đã làm tốt công tác tham mưu, đề xuất UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường phối hợp chặt chẽ trong công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn; góp phần tích cực bảo đảm cung ứng đầy đủ các nguồn hàng lưu thông đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng người dân.

Điển hình, Cục đã chỉ đạo các đội QLTT trực thuộc tăng cường kiểm tra, giám sát và báo cáo hàng ngày đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu theo Công điện số 517/CĐ-BCT ngày 28/1/2022 của Bộ Công Thương; Thông báo số 19/TB-BCT ngày 10/02/2022 kết luận của Bộ trưởng Bộ Công Thương về đảm bảo cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước; vật tư, trang thiết bị y tế, thuốc hỗ trợ, điều trị, phòng chống dịch Covid-19… Qua công tác giám sát, kiểm soát thực tế, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu mở cửa và bán hàng bình thường; đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ tại địa phương, không phát hiện, xử lý trường hợp nào ngừng hoạt động, găm hàng, đầu cơ, tích trữ hàng hóa, tạo khan hiếm nguồn hàng.

Cục QLTT với vai trò là lực lượng chủ công đã không quản ngại khó khăn, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân và xã hội về quyền của người tiêu dùng, về các biện pháp bảo vệ bản thân trước vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Cục đã tăng cường phối hợp liên ngành kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý các trường hợp vi phạm. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai quyết liệt có hiệu quả kế hoạch đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ưu tiên kiểm soát tình hình vận chuyển từ bên ngoài vào tiêu thụ tại tỉnh, nhất là những tuyến đường và địa bàn trọng điểm giáp ranh.

Đồng thời, chú trọng kiểm tra những mặt hàng, sản phẩm dễ bị làm giả như: Phân bón, bánh kẹo, thực phẩm, mỹ phẩm... Tăng cường kiểm tra theo mùa vụ như kiểm tra cung ứng vật tư nông nghiệp trước khi vào mùa vụ sản xuất; kiểm tra thị trường bánh trung thu vào dịp rằm tháng 8 âm lịch…

Tăng cường đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng

Với những kết quả đạt được, Cục QLTT Hòa Bình tiếp tục đặt ra mục tiêu cụ thể trong năm 2022 và kế hoạch năm 2023 để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó, Cục QLTT Hòa Bình tập trung chỉ đạo các đội QLTT trực thuộc làm tốt công tác quản lý địa bàn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các đầu mối giao thông, điểm tập kết hàng hóa và phối hợp với các cơ quan liên quan trong thực thi công vụ.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường

Cụ thể, chỉ đạo các đội QLTT tiếp tục thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2022; Kế hoạch công tác năm 2022; Kế hoạch thanh tra chuyên ngành năm 2022. Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn để kịp thời phát hiện các hành vi găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu theo chỉ đạo tại Công điện 517/CĐ-BCT ngày 28/01/2022 và Công điện 960/CĐ-BCT ngày 01/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương; Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021 - 2025.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp với chính quyền địa phương cũng như nắm bắt kịp thời tình hình, kết quả thực hiện công tác quản lý thị trường tại các xã, phường, thị trấn. Thực hiện tốt các nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo của Tổng cục QLTT theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới, để công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc có hiệu quả, Cục QLTT Hòa Bình tiếp tục thực hiện một số giải pháp.

Một là, cần sự quan tâm vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Qua đó để phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, hiệp hội, người tiêu dùng và cơ quan thông tin đại chúng nhằm đấu tranh, tạo dư luận lên án mạnh mẽ hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc. Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm khắc theo pháp luật đối với các vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại, trong nhân dân để người kinh doanh và người tiêu dùng nhận thức đầy đủ các tác hại và hậu quả của việc sử dụng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng.

Ba là, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường về hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc trên các lĩnh vực, mặt hàng, ngành hàng, địa bàn trọng điểm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Bốn là, đối với các doanh nghiệp sản xuất, phải xây dựng các mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn thực phẩm để sản phẩm làm ra có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần đầu tư mua sắm trang thiết bị, đổi mới công nghệ để sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng tốt, mẫu mã, giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng; sản phẩm được đăng ký bảo hộ, được công bố chất lượng, đầy đủ nhãn mác.

Bằng sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của cán bộ, kiểm soát viên trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, lực lượng QLTT Hòa Bình đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, được người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính tin yêu, ủng hộ; xứng đáng là lực lượng quan trọng, không thể thiếu trên mặt trận đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng.

Nguyễn Hoàng - Bùi Huyền
Bài viết cùng chủ đề: thị trường nông sản

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh