Quản lý thị trường Hà Nội: Triệt phá cơ sở sản xuất thuốc Tây “xô thùng”cực lớn, nhiều thùng ghi chữ Trung Quốc

Quản lý thị trường Hà Nội vừa phối hợp với lực lượng chức năng triệt phá cơ sở sản xuất thuốc Tây nghi làm giả cực lớn tại xã Bình Yên - Thạch Thất.
Quản lý thị trường Hà Nội: Phát hiện kho thuốc tây bất hợp pháp Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: xử lý 2.505 vụ hàng lậu, hàng giả trong tháng 9/2022 Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện 90 tấn thực phẩm đông lạnh hết hạn sử dụng 2 năm

Theo ghi nhận ban đầu, cơ sở này đang có dấu hiệu sản xuất hàng loạt các loại thuốc tây giả là các loại thuốc rất phổ biển trên thị trường như kháng sinh Augmentin BID, Tetracyclin, kháng viêm Alphachoay, thuốc điều trị tiểu đường Diamicron MR…

Quản lý thị trường Hà Nội: Triệt phá cơ sở sản xuất thuốc Tây “xô thùng”cực lớn, nhiều thùng ghi chữ Trung Quốc
Đội Quản lý thị trường số 19 phối hợp cùng các lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở sản xuất thuốc tây nghi bất hợp pháp cực lớn từ trước đến nay.

Cụ thể, ngày 5/10, Đội Quản lý thị trường số 19 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa phối hợp với Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế - ma tuý, Công an huyện Thạch Thất và Phòng y tế huyện Thạch Thất tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất tại địa chỉ thôn Cánh Chủ, xã Bình Yên, Thạch Thất, Hà Nội phát hiện cơ sở sản xuất thuốc trái phép, có dấu hiệu sản xuất hàng giả mạo là thuốc chữa bệnh.

Quản lý thị trường Hà Nội: Triệt phá cơ sở sản xuất thuốc Tây “xô thùng”cực lớn, nhiều thùng ghi chữ Trung Quốc
"Dây chuyền" sản xuất thuốc tây nghi làm giả lớn tại thôn Cánh Chủ - xã Bình Yên - huyện Thạch Thất gồm những "xô thùng", nhiều thùng ghi chữ Trung Quốc

Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện tại cơ sở có 02 công nhân đang trực tiếp tham gia sản xuất thuốc, công nhân đang chạy máy dập vỉ đóng thuốc Sabumol 2mg dạng vỉ loại 10 viên nén/vỉ và chạy máy nén viên và tủ sấy thuốc.

Quản lý thị trường Hà Nội: Triệt phá cơ sở sản xuất thuốc Tây “xô thùng”cực lớn, nhiều thùng ghi chữ Trung Quốc
Hình ảnh đóng gói thuốc tại cơ sở

Kiểm tra về hàng hóa tại nơi sản xuất, đoàn kiểm tra phát hiện có tới 90 kg bán thành phẩm dạng viên nén màu hồng và 02 loại thành phẩm là thuốc gồm:

- Thuốc Tetracyclin TW3 (250mg): 14 thùng (48 hộp/thùng, 400 viên/hộp). Trên nhãn ghi số lô sản xuất 0321, ngày sản xuất 07/07/2021, hạn dùng: 07/07/2024. Số hàng hóa trên có dấu hiệu giả mạo sản phẩm thuốc Tetracyclin TW3 của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3.

- Thuốc Sabumol 2mg: 4.330 vỉ (10 viên/vỉ).

Toàn bộ số hàng hóa trên chủ cơ sở không xuất trình được hồ sơ đăng ký thuốc.

Tại nơi sản xuất, đoàn kiểm tra phát hiện có các loại nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, bao bì nhãn mác gồm:

- 34 bao Maize Starch loại 25kg/bao, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam trên nhãn ghi là tá dược dùng trong sản xuất dược phẩm/thực phẩm, do India (Ấn Độ) sản xuất, đơn vị phân phối là Công ty TNHH Thương mại Hóa Phúc Hưng, ngày sản xuất 11/3/2022.

- 30 bao Lactose loại 25kg/bao, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Trên nhãn có ghi công dụng là nguyên liệu dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, xuất xứ: Mỹ. Công ty nhập khẩu là Công ty TNHH Develing Quốc tế Việt Nam.

- 06 thùng Mannitol loại 25kg/thùng, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Trên nhãn có ghi: Sử dụng làm phụ gia thực phẩm. Nơi sản xuất: China (Trung Quốc), cơ sở phân phối: Công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu Khôi Nguyên.

- 12 bao Calcium carbonate, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, trên nhãn có ghi: xuất xứ Trung Quốc, phân phối bởi Công ty TNHH Thương mại Hóa Phúc Hưng.

- 08 bao phụ gia thực phẩm Calcium carbonate heavy loại 25kg/bao, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Trên nhãn có ghi: xuất xứ Trung Quốc, tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Hóa dược – dược phẩm I.

- 12 thùng Mannitol loại 25kg/thùng, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Trên nhãn có ghi công dụng: Tá dược dùng trong sản xuất dược phẩm/thực phẩm, Made in France, phân phối bởi Công ty TNHH Thương mại Hóa Phúc Hưng.

- 01 túi Menthol Crystar loại 2kg/túi, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Trên nhãn có ghi hướng dẫn sử dụng: làm phụ gia thực phẩm trong sản xuất thực phẩm, xuất xứ Trung Quốc.

- 02 thùng Povidone K30 loại 25kg/thùng, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, trên nhãn gốc ghi “Made in China” – (sản xuất tại Trung Quốc –PV).

- 01 thùng phụ gia thực phẩm PVP K30 loại 25kg/thùng, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, trên nhãn có ghi: xuất xứ Trung Quốc, tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Hóa dược – dược phẩm I.

- 03 thùng chứa chất bột màu vàng bên trong (loại 25kg/thùng) và 02 thùng chứa chất bột màu trắng bên trong (loại 25kg/thùng, 05 túi (loại 1kg/túi) chứa chất bột bên trong, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Hiện tại đoàn kiểm tra chưa xác định được đây là chất gì.

- 02 dung dịch màu trắng đựng trong can màu xanh không có nhãn mác gì, loại 20 lít/can. Bà Tuyến chủ cơ sở sản xuất cho biết đây là cồn thực phẩm để dùng trong sản xuất thuốc tại cơ sở.

- 400g phụ gia thực phẩm màu hồng NS77 dạng bột, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, trên nhãn ghi xuất xứ Thái Lan, thương nhân nhập khẩu và chịu trách nhiệm sản phẩm là Công ty TNHH Vĩnh Giai.

- 420g phụ gia thực phẩm màu vàng sản xuất bởi Công ty TNHH RCHA DYECHEM Việt Nam.

- 650g phụ gia thực phẩm màu xanh sản xuất bởi Công ty TNHH Hương liệu thực phẩm và công nghiệp Đình Phương.

Đoàn kiểm tra cũng đã kiểm kê hệ thống máy móc đang sử dụng để sản xuất các loại thuốc tại cơ sở gồm: 02 máy dập vỉ thuốc, 03 máy dập viên, 1 tủ sấy thuốc.

Ngoài ra còn có các dụng cụ vật liệu bao gói sản phẩm gồm: 8 thùng màng bọc PVC trắng tổng trọng lượng 160kg; 13 thùng màng bọc PVC màu trắng sữa tổng trọng lượng 221kg.

Quản lý thị trường Hà Nội: Triệt phá cơ sở sản xuất thuốc tây nghi làm giả cực lớn
Quản lý thị trường Hà Nội: Triệt phá cơ sở sản xuất thuốc tây nghi làm giả cực lớn
Hàng trăm kg nhãn các sản phẩm thuốc tây nổi tiếng như Chloramphenicol, Diamicron MR (30mg), Alphachymotrypsin...

Đoàn kiểm tra phát hiện số lượng lên tới hàng trăm kg nhãn các sản phẩm thuốc nổi tiếng, cụ thể: Subumol 2mg: 48,5 kg; Nexium: 48kg; Neo-Codion: 44,1 kg; Alphachoay: 30,3kg; Rodogi (125mg): 12 kg; Dogmatil (50mg): 17,5 kg; Chloramphenicol (250mg): 27,3 kg; Diamicron MR (30mg): 25,2 kg; Augmentin BID (1000mg): 6,5kg; Colchicine (1mg): 9kg; Hydrocortisone Roussel (10mg): 2,2kg; Alphachymotrypsin (4,2mg): 5kg; 40 kg rác vỉ sản xuất thuốc Sabumol…

Đơn cử như sản phẩm thuốc Nexium 40mg - một trong những loại thuốc đặc hiệu trị các triệu chứng dạ dày của hãng dược AstraZeneca (Thụy Điển) cũng được làm giả tại cơ sở này. Theo ghi nhận một viên Nexium 40mg nhập khẩu đang được bán trên thị trường với giá khá cao, khoảng 24.000đ/viên.

Toàn bộ nguyên liệu bao gói và tem nhãn sản phẩm trên được đựng trong thùng carton không ghi xuất xứ, tên thương nhân sản xuất hoặc phân phối.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ gì chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các nguyên liệu, phụ gia, dụng cụ bao gói dùng trong sản xuất thuốc của cơ sở.

Ngoài ra, thời điểm kiểm tra chủ cơ sở cũng không xuất trình được các giấy tờ hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong sản xuất, hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc và các giấy tờ khác liên quan đến chứng từ nguồn gốc nguyên liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc của cơ sở.

Quản lý thị trường Hà Nội cùng với các lực lượng chức năng nhận định đây là vụ việc nghi có dấu hiệu làm giả thuốc tây số lượng cực lớn và quy mô, các loại thuốc đều là thuốc phổ biến trên thị trường.

Hiện vụ việc đang được các lực lượng chức năng tiếp tục phối hợp xác minh, làm rõ.

Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đồng Tháp: Phát hiện sai phạm tại 2 tiệm vàng Sớm Jewelry và Mười To ở huyện Lấp Vò

Đồng Tháp: Phát hiện sai phạm tại 2 tiệm vàng Sớm Jewelry và Mười To ở huyện Lấp Vò

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp vừa lập biên bản vi phạm hành chính đối với 2 tiệm vàng cùng ở xã Định Yên, huyện Lấp Vò.
Quảng Ninh: Tiêu hủy hơn 15 nghìn con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Quảng Ninh: Tiêu hủy hơn 15 nghìn con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 4/5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh thông tin, đơn vị này vừa phát hiện và tiêu hủy 15.100 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hà Giang: Tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove

Hà Giang: Tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove

Cục Quản lý thị trường Hà Giang vừa phối hợp giám sát việc tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove.
Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh vừa phát hiện, xử lý và buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thái Nguyên: 4 tháng, Quản lý thị trường xử lý 270 vụ vi phạm

Thái Nguyên: 4 tháng, Quản lý thị trường xử lý 270 vụ vi phạm

Trong 4 tháng đầu năm, Quản lý thị trường Thái Nguyên kiểm tra xử lý 270 vụ, tổng số tiền thu nộp ngân sách và trị giá hàng hóa vi phạm tịch thu gần 5 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Liên tiếp xử lý nhiều trường hợp vi phạm nhãn hiệu hàng hoá

Quảng Bình: Liên tiếp xử lý nhiều trường hợp vi phạm nhãn hiệu hàng hoá

Trong thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã liên tục phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hoá vi phạm và tiến hành tiêu huỷ.
Lai Châu: Xử phạt cơ sở kinh doanh vàng không niêm yết giá

Lai Châu: Xử phạt cơ sở kinh doanh vàng không niêm yết giá

Lực lượng Quản lý thị trường Lai Châu đã xử phạt số tiền 1,5 triệu đồng đối với Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Tịnh Nguyệt do không thực hiện niêm yết giá.
Tây Ninh: Xử phạt hơn 90 triệu đồng hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Tây Ninh: Xử phạt hơn 90 triệu đồng hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh vừa xử phạt hơn 90 triệu đồng đối với một cơ sở do sản xuất, kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Quảng Ninh: Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ, giá hàng hóa mùa du lịch hè 2024

Quảng Ninh: Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ, giá hàng hóa mùa du lịch hè 2024

Mùa du lịch hè 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh sẽ tăng cường quản lý giá cả thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và du khách.
Thái Nguyên: Tiêu huỷ 520kg thực phẩm không bảo đảm vệ sinh

Thái Nguyên: Tiêu huỷ 520kg thực phẩm không bảo đảm vệ sinh

Ngày 3/5, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên thông tin, Đội Quản lý thị trường số 3 đã xử phạt chủ hàng và tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Kiên Giang: Xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Kiên Giang: Xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang đã kiểm tra 330 vụ, phát hiện và xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng.
Bắc Giang: Xử phạt doanh nghiệp vi phạm trong chế biến thực phẩm hơn 100 triệu đồng

Bắc Giang: Xử phạt doanh nghiệp vi phạm trong chế biến thực phẩm hơn 100 triệu đồng

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 100 triệu đồng đối với Công ty TNHH MTV Thương Nhung.
Nghệ An: Triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu từ ngày 2/5

Nghệ An: Triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu từ ngày 2/5

Cục Quản lý thị trường Nghệ An sẽ triển khai kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024.
Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang vừa có báo cáo công tác Quản lý thị trường quý I và phương hướng nhiệm vụ quý II năm 2024.
Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 26/4, Đội Quản lý thị trường số 2 (Lai Châu) tổ chức tiêu hủy 400 kg bánh không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Lực lượng quản lý thị trường Khánh Hoà đã kiểm tra liên tiếp 4 cơ sở kinh doanh, thu giữ hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu.
Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Ngày 26/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thông tin, đơn vị vừa phối hợp kiểm tra, phát hiện và tịch thu hàng hóa nhập lậu của Hộ kinh doanh trên địa bàn
Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Ông Trần Phước Trí, nguyên Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà.
Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên sẽ tiếp tục triển khai kiểm tra các cơ sở kinh doanh, mua bán vàng trên địa bàn.
Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Nhằm ngăn chặn việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vận nhập lậu, Đội Quản lý thị trường số 4 (Lai Châu) đã vận động các hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện.
Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Đội quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình) vừa kiểm tra, phát hiện và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.
Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa quyết định xử phạt đối với một hộ kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử TikTok số tiền hơn 220 triệu đồng.
Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng 168 bị lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc xử phạt 30 triệu đồng, do có vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành kiểm tra và phát hiện, xử phạt 9 cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm trên địa bàn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động