Thứ sáu 08/11/2024 23:27

Quản lý chất thải nhựa: Cần đồng bộ và chặt chẽ

Đây là ý kiến chung của chuyên gia và doanh nghiệp tại buổi tọa đàm trực tuyến “Công nghệ tái chế chất thải nhựa và các sản phẩm thân thiện môi trường”, do Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội, tổ chức sáng ngày 27/10.

Tái chế không phải là xử lý

Chất thải nhựa khó phân hủy kéo dài gây ô nhiễm môi trường, chi phí xử lý tốn kém nhưng lại là nguồn năng lượng tái tạo khi sử dụng đúng phương pháp. Tuy nhiên tại các địa phương hiện chỉ dừng lại ở khâu xử lý.

Dẫn chứng câu chuyện này, bà Nguyễn Thị Hưởng - Trưởng phòng Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội - cho biết: TP. Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Nhóm làng nghề tái chế chất thải, đặc biệt là tái chế chất thải nhựa chủ yếu tập trung tại 2 làng nghề Trung Văn và Triều Khúc. Công nghệ thu gom tái chế tại làng nghề này khá đơn giản: Nhựa sử dụng nước trong một số công đoạn như xay nghiền, tạo hạt và làm sạch phế liệu. Các chất thải nhựa được thu gom, phân loại. Sau khi phân loại, nguyên liệu được xay rửa (hoặc xay khô) và phơi khô, tạo hạt. Để sản xuất túi nilon, hạt nhựa bổ sung bột màu theo tỷ lệ 0,1% vào thùng chứa, sau đó gia nhiệt nấu chảy và đẩy vật liệu đến bộ phận cán kéo, tạo màng bằng trục vít. Nhựa khi ép đùn thành sợi được làm nguội bằng nước lạnh qua một hệ thống trục nén, sau đó gia nhiệt lần hai để kéo dãn sản phẩm, cuối cùng đưa qua hệ thống trục cán trước khi được cuộn thành sản phẩm.

Là chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, ông Đỗ Thanh Bái - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Trách nhiệm tự nguyện của các doanh nghiệp hóa chất Việt Nam - phân tích: Việc sáng chế nhựa và sản phẩm nhựa là tiến bộ, gắn liền với sự phát triển xã hội. Nhựa không có tội, mà việc quản lý nhựa sau khi sử dụng mới là nguyên nhân chính tác động tới môi trường xã hội. Cần nói rõ, tái chế không phải xử lý. Xử lý đúng nghĩa là vứt nó đi, nhưng tái chế là làm thế nào để giúp các sản phẩm đã qua sử dụng quay ngược trở lại với mục tiêu ban đầu.

Vậy chúng ta cần tái chế nhựa thế nào để tận dụng giá trị của nó mà không gây tác động tới môi trường. Theo chuyên gia, chúng ta đang có 3 công nghệ tái chế chính. Công nghệ tốt nhất như các nước tiên tiến đang làm là thu gom, làm sạch, phân loại theo từng loại nhựa và chuyển hóa thành hoạt chất căn bản, ví như từ chai nước thành sợi polyester. Thứ hai là làm sạch lại, băm ra thành mảnh nhựa nhỏ, nhựa nguyên sinh, sau đó cho vào máy đùn để ép ra sản phẩm khác. Nhưng rủi ro với nhựa y tế, khi cho vào máy đùn thì mức nhiệt không đủ để diệt hết vi trùng, mầm bệnh, nên cần có sự kiểm soát chặt. Thứ 3 là biến chất thải nhựa thành 1 phần của vật liệu xây dựng, trong đó có bêtông. Hiện TP. Hồ Chí Minh đang áp dụng công nghệ này. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn còn cần một số công nghệ khác.

Cần sự thống nhất

Để việc tái chế có hiệu quả, ngoài công nghệ thì thu gom và phân loại rác được đánh giá rất quan trọng. Song khó khăn nhất hiện nay là vấn đề phân loại, không chỉ đảm bảo giá trị kinh tế mà còn giảm đặc tính độc hại cho người dùng. Vì vậy, bà Nguyễn Thị Hưởng cho biết, thời gian tới, ngành tài nguyên môi trường Hà Nội sẽ phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội thành lập chuỗi liên minh liên kết giới thiệu các sản phẩm thân thiện với môi trường, thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy, bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, trừ sâu, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; thiết lập điểm thu gom tập trung chất thải để đưa về nhà máy xử lý tái chế chất thải nhựa. Thực hiện thu gom, phân loại, xử lý chất thải trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch theo đúng quy định...; tiếp tục vận động các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, chợ dân sinh, khách sạn, nhà hàng... cam kết giảm thiểu chất thải nhựa, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần, hoặc thay thế bằng các sản phẩm thân thiện môi trường…

Cùng quan điểm với bà Hưởng, ông Đỗ Thành Bái nhấn mạnh, không thể có 1 giải pháp đơn lẻ mà cần song song, từ phía siêu thị và cả người tiêu dùng. Về mặt chính sách, nếu chỉ trên bàn giấy thì khó khả thi. Chúng ta không thể bỏ vật liệu bằng nhựa, thì câu chuyển ở đây là cần khuyến khích 3R như thế nào, trong đó có trách nhiệm của nhà sản xuất, phân phối, cơ quan môi trường cần thống nhất với nhau.

Khía cạnh người tiêu dùng, họ chỉ cần biết cái nào thuận tiện và rẻ tiền, vậy cần tuyên truyền từ các hội, đơn vị thu gom. Ngoài ra, cũng phải chỉ cho người dân hiểu quá trình phân loại, trong đó cần 1 hệ thống bắt nguồn từ người tiêu dùng đến trung gian thu gom và tái chế. Trong đó, có hệ thống kiểm soát từ cơ quan môi trường, cơ quan quản lý... để có thông tin cho người dân.

Bà Lại Hà Phương – Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ quận Hà Đông – cũng đề cập: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện đơn lẻ sẽ không thể giải quyết được triệt để vấn nạn rác thải nhựa. Hiện nay nhiều nơi đã có việc phân loại rác từ đầu nguồn nhưng công tác thu gom, xử lý nếu không đồng bộ thì có làm cũng bằng không.

Ở vai trò nhà bán lẻ, bà Nguyễn Thùy Dương – Phó Tổng giám đốc Công ty bán lẻ BRG, thuộc Tập đoàn BRG - cho biết, hiện tại một số sản phẩm của công ty không còn đưa vào kệ hàng như ống hút nhựa hay cốc nhựa dùng một lần mà được thay thế bằng cốc giấy, ống hút nhựa bằng tre làm bằng bột mì. “Chúng tôi nhận thấy khách hàng thay đổi rõ rệt và họ sẵn sàng sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường. Sự chuyển biến rõ rệt của khách hàng chính là tác động truyền thông của Chính phủ và cơ quan nhà nước về vấn đề sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường. Chúng tôi cũng hy vọng nhà nước sẽ có chính sách tốt hoặc hỗ trợ vốn đầu tư đối với nhà sản xuất, để tạo ra các sản phẩm giá thành rẻ, mẫu mã tiện dụng, đẹp mắt” – bà Dương nói.

Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam 10 tháng ước đạt 143.084 xe

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

'Điểm danh' những mẫu xe không đạt mức an toàn 5 sao tại Mỹ

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái

Mẫu xe Omoda đầu tiên sắp mở bán tại Việt Nam có gì đặc biệt

Vinhomes và Vinfast là thương hiệu – Sản phẩm quốc gia Việt Nam

Hãng ô tô Nhật Bản đang phân phối tại Việt Nam kinh doanh thế nào trên thế giới?

Triển lãm quốc tế thiết bị điện, dây và cáp điện Việt Nam 2024: Quy tụ các thương hiệu nổi tiếng

NEG An Giang chính thức ra mắt hai dòng xe mới nhất của BYD

Những kỳ lân ICT của Estonia tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nâng cấp dàn SUV 'điệp viên' với khiên chắn chống đạn mới

Vinfast sẽ bán 3.000 xe điện VF5 và 300 xe buýt điện để vận hành tại Mexico

VAMA, VIVA và VAMM khẳng định vị thế trong ngành công nghiệp ô tô và xe máy nội địa

Kịch tính ô tô vượt rừng, bốn bánh lơ lửng tại giải đua ô tô địa hình lớn nhất toàn quốc

Xử phạt 2 doanh nghiệp viễn thông sử dụng dữ liệu cá nhân không đúng mục đích

'Nghẹt thở' với những màn drift bốc lửa tại giải đua ô tô lớn nhất toàn quốc ở Hà Nội

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Trao Giải Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2024

Hàng chục ô tô bán tải, SUV 'hầm hố' góp mặt Lễ khai mạc giải đua Ô tô Địa hình Việt Nam