Phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách vĩ mô
- Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, cán bộ nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và quản lý thuộc các cơ quan chính phủ Việt Nam, Indonexia và Philippine, với mong muốn có những sáng kiến nhằm phát triển kinh tế bền vững trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đầy thách thức.
Khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu (2008-2009) đã ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Sự phục hồi đang diễn ra chậm và mong manh.Thị trường Châu Á mới nổi cũng không thể miễn dịch với các vấn đề đang diễn ra của các nền kinh tế phát triển vì sự hội nhập ngày càng gia tăng vào thương mại và tài chính toàn cầu.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn như vậy, Chính phủ vì đã có những phản ứng chính sách rất kịp thời và mạnh mẽ, giúp cho Việt Nam đối phó được trước những khó khăn của khủng hoảng toàn cầu tốt hơn so với nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đã lấy lại được đà, thì lạm phát và áp lực đối với tiền đồng lại quay trở lại, tiếp tục là những thách thức lớn đối với ổn định kinh tế vĩ mô.
Vì vậy, theo ông Kimura thì việc khôi phục ổn định vĩ mô là ưu tiên trước mắt, song giải quyết tận gốc những nguyên nhân của lạm phát cao đòi phải nỗ lực nhiều hơn trong cải cách cơ cấu.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã cùng nhau chia sẻ các quan điểm và thực tiễn trong việc điều hành ổn định kinh tế vĩ mô và quản lý dòng vốn cũng như trong việc thực thi chính sách tiền tệ trong các thị trường đang phát triển và thị trường mới nổi.
Hội thảo cũng là một cơ hội tốt cho các đại biểu thảo luận và đánh giá vai trò và khuyến nghị về tiếp tục cải thiện chính sách tiền tệ và các cải cách cơ cầu rộng cần thiết để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.
Thu Phương