Thứ bảy 21/12/2024 17:30

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Cán cân thương mại tích cực, duy trì xuất siêu liên tục

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, cán cân thương mại tích cực, duy trì xuất siêu liên tục và tăng dần nhiều năm, góp phần ổn định cân đối lớn của nền kinh tế.

Phát huy hiệu quả các FTA đã ký kết và phát triển thị trường mới

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 22/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ

Về lĩnh vực Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, về phát triển thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất nhập khẩu: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021-2025; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025; Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược /chu-de/xuat-nhap-khau-hang-hoa.topic đến năm 2030.

Tình hình thị trường hàng hóa trong nước tương đối ổn định, nguồn cung các hàng hóa thiết yếu được bảo đảm; khai thác, phát huy hiệu quả FTA đã ký kết và phát triển thị trường mới; cán cân thương mại tích cực, duy trì xuất siêu liên tục và tăng dần trong nhiều năm, góp phần ổn định cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ thực hiện chính sách tỷ giá, ngoại hối; tạo việc làm; nâng cao năng lực sản xuất, trình độ quản lý của doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trọng tâm sau: Thứ nhất, bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng.

Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thống, thị trường lớn; khai thác hiệu quả các FTA; mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu.

Thứ ba, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin.

Thứ tư, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn và quy định ngày càng khắt khe của các nước phát triển.

Thứ năm, đẩy mạnh phát triển xuất nhập khẩu thông qua hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.

Thứ sáu, đẩy mạnh và đa dạng hoá công tác thông tin tuyên truyền về các FTA cho doanh nghiệp và người dân.

Từng bước ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

Về công tác quản lý thị trường, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nêu rõ, thực hiện Nghị quyết số 499/NQ-UBTVQH15 ngày 28/3/2022 của UBTVQH về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, quán triệt các bộ, ngành và địa phương nghiêm túc tổ chức thực hiện.

Các đại biểu Quốc hội tham dự Phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 22/8

Theo đó, lực lượng quản lý thị trường toàn quốc đã kịp thời xây dựng và triển khai các phương án, kế hoạch kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; làm tốt công tác quản lý địa bàn, chú trọng kiểm tra, xử lý các vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Đồng thời, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về các lĩnh vực trong hoạt động thương mại đối với các cơ sở kinh doanh, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế sai phạm của đối tượng trong hoạt động kinh doanh.

"Từ đầu năm 2022 đến nay, lực lượng quản lý thị trường đã phối hợp với các đơn vị, lực lượng chức năng thanh tra, kiểm tra trên 190 nghìn vụ; chuyển cơ quan điều tra 406 vụ việc có dấu hiệu tội phạm; đồng thời đã có 102 cán bộ, công chức bị kỷ luật; 23 công chức bị khởi tố..." - Phó Thủ tướng thông tin.

Để đấu tranh có hiệu quả, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: Tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các vi phạm, bao che, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân; thực hiện có hiệu quả Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về vụ việc công dân Việt bị sát hại tại Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Tiếp tục phòng chống tiêu cực trong Đảng: Không vùng cấm, không ngoại lệ

Thủ tướng: Sớm hoàn thiện Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Thủ tướng phê chuẩn ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh