Thứ ba 26/11/2024 16:44

Philippines áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với gạch ốp lát nhập khẩu

Vừa qua, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) đã ban hành Kết luận sơ bộ trong đó thông báo về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm gạch ốp lát nhập khẩu vào Philippines.

Cụ thể, sản phẩm bị điều tra thuộc các mã AHTN Code 6907.2123, 6907.2124, 6907.2193, 6907.2194, 6907.2213, 6907.2214, 6907.2293, 6907.2294, 6907.2313, 6907.2314, 6907.2393, 6907.2394 và 6907.4092 . Thời kỳ điều tra để xem xét lượng tăng nhập khẩu, thiệt hại là từ năm 2013 – 2017.

Theo Kết luận sơ bộ này, DTI kết luận lượng nhập khẩu gạch ốp lát đã gia tăng đột biến, là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước trong thời kỳ điều tra. Do vậy, để bảo vệ ngành sản xuất nội địa cũng như thúc đẩy ngành sản xuất nội địa tiếp tục phát triển, DTI quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dưới dạng tiền đặt cọc với mức 3,00 pê sô/kg, tương đương 3.000 pê sô/tấn (khoảng 57 USD/tấn).

Biện pháp tự vệ tạm thời này sẽ có hiệu lực trong vòng 200 ngày kể từ ngày Cục Hải quan Philippines ban hành Lệnh thu thuế hoặc 15 ngày sau khi DTI công bố Lệnh áp thuế trên công báo. Theo quy trình vụ việc, đây chỉ là Kết luận sơ bộ và cơ quan điều tra Philippines sẽ tiếp tục điều tra để ban hành Kết luận cuối cùng. Trong giai đoạn từ nay đến khi có Kết luận cuối cùng, Cơ quan điều tra có thể nhận ý kiến phản hồi/bình luận của các bên liên quan về Kết luận sơ bộ, mức thuế tạm thời cũng như tổ chức Phiên điều trần công khai cho tất cả các bên liên quan bày tỏ quan điểm về vụ việc trước Cơ quan điều tra.

Ngoài Việt Nam, một số quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng khác cũng đã lên tiếng phản đối cáo buộc của Philippines trong đó có các luận điểm chính như: Không tồn tại thiệt hại nghiêm trọng, Không tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng hàng nhập khẩu và sự thiệt hại của ngành sản xuất nội địa Philippines; và việc chứng minh các diễn biến không lường trước được chưa thuyết phục,...

Để đảm bảo quyền lợi cho chính mình, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu có liên quan của Việt Nam tích cực tham gia, hợp tác, cung cấp đầy đủ thông tin cho DTI trong quá trình điều tra; nghiên cứu kết luận của Cơ quan điều tra để có bình luận phản biện (đặc biệt xem xét việc tuân thủ quy định của WTO) và/hoặc tham dự Phiên điều trần công khai để bày tỏ quan điểm nhằm đảm bảo kết quả tích cực cho vụ việc.

Thu Hà
Bài viết cùng chủ đề: Biện pháp tự vệ

Tin cùng chuyên mục

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch