Chủ nhật 22/12/2024 15:16

Phê duyệt kết quả thẩm định tác động môi trường dự án cao tốc CT.08 đoạn qua Thái Bình, Nam Định

Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (cao tốc CT.08) đoạn qua Nam Định, Thái Bình được kỳ vọng sẽ hoàn thiện hành lang đường bộ vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án “Đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức đối tác công tư” của Tập đoàn GELEXIMCO - Công ty Cổ phần (là chủ dự án).

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình (CT.08) có tổng mức đầu tư là 19.784,55 tỷ đồng với tổng chiều dài khoảng 60,9 km cùng quy mô 4 làn xe, đi qua 19 xã của 2 huyện Thái Thụy, Kiến Xương với tổng chiều dài 33,3 km và đi qua 21 xã của 4 huyện: Nghĩa Hưng, Nam Trực, Trực Ninh và Xuân Trường với tổng chiều dài 27,6 km.

Điểm đầu dự án tại Km19+300 - đầu cầu vượt sông Đáy phía Nam Định, thuộc địa bàn xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Điểm cuối tại Km80+240 tại nút giao giữa Quốc lộ 37 mới và đường ven biển, thuộc địa bàn xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Dự án sử dụng diện tích đất khoảng 538,44ha. Trong đó, diện tích đất ở khoảng 8,91ha; diện tích đất nông nghiệp khoảng 453,85ha; diện tích đất giáo dục khoảng 0,38ha; diện tích đất sản xuất, kinh doanh khoảng 2,1ha;diện tích đất phi nông nghiệp khác khoảng 73,2ha.

Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình được kỳ vọng sẽ hoàn thiện hành lang đường bộ vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Ảnh: TA

Các hạng mục công trình chính của dự án gồm: Đầu tư xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn đường bộ cao tốc với chiều dài khoảng 60,9km, quy mô 04 làn xe hoàn chỉnh với vận tốc thiết kế 120 km/h. Xây dựng 7 nút giao liên thông gồm: Nút giao đường trục phát triển kinh tế tỉnh Nam Định tại lý trình Km18+700; nút giao đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần tại lý trình Km31+800; nút giao đường tỉnh 489C tại lý trình Km42+250; nút giao Thái Bình - Cồn Vành tại lý trình Km50+500; nút giao đường CT.16 tại lý trình Km61+450; nút giao Quốc lộ 39 tại lý trình Km70+720; nút giao Quốc lộ 37 mới tại lý trình Km79+640. Xây dựng khoảng 45,156km đường gom kết cấu mặt đường láng nhựa 02 lớp, quy mô đường cấp V đồng bằng, bề rộng nền đường là 6,5m và bề rộng mặt đường là 5,5m.

Đặc biệt, theo ước tính, tổng khối lượng cát đắp nền đường phục vụ dự án ước tính khoảng trên 13,2 triệu m3. Trong đó, tỉnh Thái Bình cần khoảng 6,85 triệu m3, còn tỉnh Nam Định là trên 6,37 triệu m3.

Để đáp ứng tình trạng thiếu cát xây dựng, dự án đã được thí điểm sử dụng cát biển để thi công. Việc sử dụng cát biển đã được các cơ quan chức năng của hai tỉnh Thái Bình và Nam Định thẩm định, hoàn thiện và gửi Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Dự án đường cao tốc CT.08 là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của 2 tỉnh Thái Bình, Nam Định và các địa phương lân cận.

Sau khi hoàn thành, tuyến đường cao tốc CT.08 được kỳ vọng sẽ góp phần tăng khả năng kết nối giao thông liên vùng. Sau khi tuyến đường hình thành sẽ kết nối với các tuyến cao tốc như cao tốc Bắc Nam, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và các tuyến đường quốc lộ, kết nối với các trục phát triển kinh tế. Đồng thời, giúp kết nối với cảng hàng không quốc tế Cát Bi, sân bay quốc tế Vân Đồn, các cảng biển, cửa khẩu quốc tế Móng Cái…

Qua đó, hoàn thiện hành lang đường bộ vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đồng thời, tạo động lực và mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương ven biển Đồng bằng sông Hồng, gồm Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và Hải Phòng. Đây cũng là cơ sở để các địa phương trên nằm trên trục cao tốc thu hút các nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại và dịch vụ…

Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng