Chủ nhật 22/12/2024 08:37

Phát triển xe xanh - Đường lớn đã mở?

Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp đã có nhiều hành động thiết thực cùng mở lối cho những chiếc xe 'xanh' lăn bánh, tạo nên một không gian giao thông xanh, sạch.

Giao thông xanh là nhiệm vụ cấp bách

Tại Hội thảo “Giảm phát thải ngành /chu-de/xe-o-to.topic: Nhiều lối đi, một đích đến” do Báo Đầu tư tổ chức sáng 29/8, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho biết, nếu mỗi chiếc xe hơi lưu thông trên đường được ví như một trạm phát thải di động, thì Việt Nam đang có gần 6,5 triệu trạm phát thải như vậy. Những chiếc xe hơi này cũng được coi là 1 tác nhân chính gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến sức khỏe người dân.

Theo phân tích từ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, nguồn phát thải từ phương tiện giao thông vận tải là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm không khí ở các đô thị, chiếm 70% tổng lượng bụi và khí thải vào môi trường không khí. Phân tích cũng chỉ ra rằng nguồn ô nhiễm này là nguyên nhân gây nên khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm hàng năm.

Do đó, việc chuyển đổi, thay thế hay thậm chí “đóng cửa” những trạm phát thải này không chỉ là hành động phù hợp với xu thế chung trên toàn thế giới, mà còn là một nhiệm vụ cấp bách nếu Việt Nam muốn đạt mục tiêu đề ra, đó là đạt mức phát thải ròng bằng 0 - còn gọi là Net Zero vào năm 2050 như Chính phủ đã cam kết với cộng đồng quốc tế.

Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam là một quốc gia có dân số lớn và tiếp tục gia tăng, nền kinh tế tăng trưởng ổn định, nếu không có những giải pháp kịp thời để “xanh hóa” ngành ô tô được dự báo còn rất nhiều dư địa phát triển, thì các trạm phát thải di động sẽ ngày càng trở thành một ẩn số lớn trong bài toán phát triển bền vững.

Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư phát biểu tại hội thảo

Nhận thức rõ thực trạng đó, thời gian qua, cả Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đã có nhiều hành động thiết thực để cùng chung tay tạo động lực mới cho ngành ô tô, mở lối cho những chiếc xe “xanh” lăn bánh, tạo nên một không gian giao thông xanh, sạch hơn.

“Chúng ta đang được chứng kiến ngày càng có thêm nhiều những phương tiện 4 bánh sử dụng công nghệ hiện đại, nhiên liệu tiết kiệm hơn và thân thiện môi trường được lưu hành trên đường phố, góp phần giảm bớt ô nhiễm khói, bụi và tiếng ồn, dần tạo ra một bộ mặt giao thông mới phù hợp với định hướng xanh hóa, hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050 của ngành giao thông vận tải” - ông Lê Trọng Minh nói.

Vì vậy, theo ông Lê Trọng Minh, thị trường ô tô ít hoặc không phát thải - gọi chung là ô tô “xanh” đang đứng trước một cơ hội to lớn để phát triển mạnh mẽ. Thêm vào đó, Việt Nam cũng được đánh giá là sẽ không vấp phải vấn đề quá lớn khi phải “rẽ ngang” từ sản xuất ô tô động cơ đốt trong sang những loại xe thuần điện - vấn đề đang gặp nhiều trăn trở như ở một số cường quốc về sản xuất ô tô. Thậm chí, Việt Nam còn có cơ hội vươn lên trở thành một cường quốc sản xuất và xuất khẩu xe điện - một sự lựa chọn tất yếu của tương lai, nếu có những hành động quyết liệt, cụ thể và kịp thời bên cạnh những nỗ lực chuyển đổi xanh nền kinh tế nói chung mà Chính phủ đang rất thúc đẩy.

Tìm lực đẩy từ chính sách

Để có những chính sách, hành động phù hợp với ngữ cảnh nền kinh tế cũng như tập quán tiêu dùng của người dân, để rộng đường cho những chiếc xe “xanh” bon bon lăn bánh, ông Minh cho rằng, đây không phải chỉ là lối đi riêng của từng ngành giao thông vận tải, công thương, xây dựng, tài chính..., cũng như không phải trách nhiệm mà cộng đồng doanh nghiệp một mình gánh vác. “Mọi lối đi đều cần được quy hoạch hài hòa, hợp lý để cùng đến một đích: Chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính của ngành giao thông vận tải nói chung và lĩnh vực ô tô nói riêng” - ông Minh khẳng định.

Hội thảo “Giảm phát thải ngành ô tô: Nhiều lối đi, một đích đến”

Hiện Bộ Giao thông Vận tải đưa ra đề xuất nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển xe điện nhằm đạt được mục tiêu giảm phát thải môi trường. Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị 3 loại xe điện được hưởng hỗ trợ, ưu đãi phát triển gồm xe điện chạy pin, xe điện sử dụng pin nhiên liệu và ô tô năng lượng mặt trời. Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất miễn, giảm lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký biển số đối với người sử dụng xe ôtô điện; thúc đẩy tiếp cận tín dụng, trợ giá trực tiếp cho người mua xe; ưu tiên phát triển xe ôtô điện tham gia kinh doanh vận tải và ưu đãi vốn vay đối với các doanh nghiệp vận tải chuyển đổi sử dụng ôtô điện và trợ giá cao hơn đối với xe buýt điện.

Tuy nhiên theo ông Võ Minh Lực, Giám đốc Điều hành BYD Việt Nam, dù những chính sách này mang lại nhiều lợi ích, song việc chuyển đổi, phát triển giao thông xanh vẫn gặp nhiều khó khăn. Các vấn đề bao gồm quy hoạch trạm sạc tại các đô thị chưa hợp lý, làm khó cho nhà đầu tư; cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng đủ nhu cầu chuyển đổi của người dân; và chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ xe động cơ truyền thống sang xe năng lượng mới chưa được triển khai mạnh mẽ, với lộ trình còn chưa rõ ràng.

Ông Võ Minh Lực, cho rằng, để phát triển giao thông xanh tại Việt Nam, cần xây dựng chương trình chuyển đổi sang sử dụng điện và năng lượng xanh cho nhiều loại phương tiện khác nhau. Điều này đòi hỏi việc khuyến khích và hỗ trợ người dân cũng như doanh nghiệp sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường hơn.

Đặc biệt, sự hợp tác giữa nhiều đơn vị là rất quan trọng để tiến xa hơn trong việc này. Sự đồng hành này sẽ giúp người dân dần thay đổi thói quen và thúc đẩy xu hướng di chuyển xanh ngày càng bền vững. Hơn nữa, việc xây dựng hệ thống hạ tầng phù hợp cũng sẽ giúp người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng giao thông xanh hơn.

TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Viện trưởng Viện tư vấn phát triển tài chính carbon (CODE) chia sẻ tại hội thảo

Ở một góc nhìn khác, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Viện trưởng Viện tư vấn phát triển tài chính carbon (CODE) - cho rằng, để phát triển được ô tô điện, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn. Theo đó, Việt Nam cần phải có khối lượng tín dụng lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ thậm chí hàng tỷ đô la Mỹ với lãi vay thấp và kỳ hạn vay dài cho một lần đầu tư.

“Đây có thể coi là một trong những thách thức lớn của các doanh nghiệp ô tô ở Việt Nam. Bởi hệ thống ngân hàng Việt Nam được phân hoá lớn với phần lớn là ngân hàng nhỏ cạnh tranh nhau khốc liệt và dựa trên nền tảng cho vay bất động sản hoặc thế chấp bằng tài sản là bất động sản” - TS. Lê Xuân Nghĩa khẳng định.

Ông cũng đồng thời cho rằng, tình hình đó đã đẩy mặt bằng lãi suất lên cao mà các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là công nghiệp cơ khí chế tạo hiện nay không thể phát triển được cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt là công nghệ liên quan đến công nghiệp cơ khí chế tạo trong đó có cả công nghệ phát triển ô tô điện và các hạng mục khác có liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính.

Nêu giải pháp cho vấn đề này, TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết, ở một số nước trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp ô tô thường duy trì hệ thống ngân hàng lớn đủ tiềm lực tài chính tài trợ cho phát triển công nghiệp nặng hoặc Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay bên ngoài để phát triển ngành công nghiệp này.

“Phát triển hệ thống giao thông ô tô công cộng chạy bằng nhiên liệu ít phát thải khí nhà kính hoặc là điện như Thái Lan hay một số quốc gia khác đang thực hiện chạy bằng ga, hoặc khí hoá lỏng. Nhà nước tài trợ giá vé để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng loại phương tiện này” - TS. Lê Xuân Nghĩa đề xuất.

Để phát triển xe điện hóa, ông Đào Công Quyết, Trưởng tiểu ban truyền thông, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, VAMA có những ý tưởng về lộ trình như chia làm 3 giai đoạn. Trong giai đoạn khởi đầu, cần kích cầu trên thị trường với ưu đãi nhiều như về thuế, phí cho các dòng xe, hỗ trợ quy định tiêu chuẩn phát triển, tiêu chuẩn về hỗ trợ trạm sạc, mạng lưới sạc nhanh hoặc sạc tại nhà, hỗ trợ cho sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đến giai đoạn hai, tức là giai đoạn tăng trưởng nhanh, giảm bớt hỗ trợ cho dòng xe HEV và PHEV và vẫn duy trì những hỗ trợ tài chính cho hệ thống sản xuất. Đến năm 2041 trở đi thì lúc đó là thị trường đã đã ổn định thì không cần có hỗ trợ nào nữa gọi là thị trường phát triển ổn định.

Xe HEV/PHEV là giải pháp phù hợp trong ngắn hạn, bổ trợ cho quá trình chuyển đổi sang xe điện hóa. Do đó, đại diện VAMA cho rằng, cần có mức ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt tốt hơn cho xe HEV/ PHEV để giảm giá bán lẻ, thúc đẩy việc chuyển đổi từ xe xăng/dầu sang các dòng xe này.

Thùy Linh
Bài viết cùng chủ đề: phát thải ròng bằng không

Tin cùng chuyên mục

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm