Phát triển nhiệt điện than cần được quan tâm đúng mức

Sau khi Việt Nam quyết định dừng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, nhiều khả năng nguồn năng lượng thiếu hụt sẽ được thay thế bằng nhiệt điện than, nghĩa là tới năm 2030 tỷ lệ nhiệt điện than về cơ học có thể chiếm tới 59 - 60%. Đó là một trong những nội dung tại hội thảo “Phát triển nhiệt điện than và các giải pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam” tổ chức ngày 29/8, tại Hà Nội.
Phát triển nhiệt điện than cần được quan tâm đúng mức
Toàn cảnh hội thảo

Nhiệt điện than giữ vai trò quan trọng

Phát biểu tại hội thảo, TS. Trần Văn Lượng- Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn & môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển điện hạt nhân tạm dừng, các loại năng lượng tái tạo khác (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) chi phí đầu tư lớn và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên (số giờ vận hành thấp trung bình 1.800 - 2.000 giờ/năm), chiếm dụng diện tích lớn (trung bình 1 MW điện mặt trời chiếm mất 1,2-1,5ha), chi phí cho hệ thống truyền tải tăng và trong hệ thống rất cần có nguồn chạy nền để đáp ứng được ổn định điện phụ tải. "Do vậy, để đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu cấp điện ổn định phục vụ sản xuất và tiêu dùng, việc phát triển nhiệt điện than cần được quan tâm đúng mức", ông Lượng cho biết.

Việt Nam hiện có 21 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, trong đó 7 nhà máy dùng công nghệ đốt lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) sử dụng than nội địa chất lượng thấp (cám 6), 14 nhà máy dùng công nghệ than phun (PC) sử dụng than nội địa chất lượng tốt hơn (cám 5), than nhập bitum và á bitum với tổng công suất lắp đặt khoảng 14.310MW.

Trao đổi về vấn đề này, PGS. TS. Trương Duy Nghĩa - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật nhiệt Việt Nam cho biết, tới năm 2015, thủy điện và nhiệt điện khí vẫn chiếm tới 67,5% tổng sản lượng điện quốc gia và sẽ giảm rất nhanh theo nhu cầu tổng sản lượng điện. Trong khi nhiệt điện than năm 2015 chỉ có 30,4% tới năm 2020 đã tăng lên 49,3%, năm 2025 tới 55% và 2030 là 53,2% (theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh).

Đặc biệt, sau khi Việt Nam quyết định dừng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, nhiều khả năng nguồn năng lượng thiếu hụt sẽ được thay thế bằng nhiệt điện than, nghĩa là tới năm 2030 tỷ lệ nhiệt điện than về cơ học có thể chiếm tới 59 - 60%.

“Các nước đều dùng nhiệt điện than để đáp ứng nhu cầu điện năng trong phát triển kinh tế sau khi đã khai thác triệt để các nguồn thủy điện. Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển mạnh kinh tế nên nhu cầu điện năng rất cao. Trên thế giới hiện nay, điện năng từ nhiệt điện than vẫn là chủ đạo. Khi các quốc gia trở nên giàu có mới nghĩ đến phát triển các dạng năng lượng khác như điện tái tạo, từ đó mới bắt đầu hạn chế dần phát triển nhiệt điện than”, PGS. TS. Trương Duy Nghĩa chỉ rõ.

Phát triển nhiệt điện than cần được quan tâm đúng mức

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng phát biểu tại hội thảo

Khẳng định nhiệt điện than đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết: “Giai đoạn năm 2020-2030 sẽ bổ sung khoảng 6.000 MW nhiệt điện và LNG (khí hóa lỏng) nhập khẩu đủ năng lực để thay thế 4.600MW Dự án điện hạt nhân về sản lượng điện cho hệ thống. Tuy nhiên, đối với nhiệt điện than, khí và LNG nhập khẩu có thể xã hội hóa việc huy động vốn đầu tư thông qua các hình thức thực hiện dự án BOO, BOT,... nên không làm tăng nợ công cho ngân sách như trong trường hợp đầu tư điện hạt nhân. Đối với giai đoạn sau năm 2030, tiếp tục đẩy mạnh phát triển nhiệt điện than, LNG; năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời...”.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho biết, thời điểm hiện tại và trong giai đoạn phát triển đến năm 2030, tầm nhìn 2035, nhiệt điện than sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao, Bộ Công Thương đang khẩn trương hoàn thiện thẩm định Đề án quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn 2035 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tập trung các giải pháp về môi trường

Cũng theo Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, để phát triển nhiệt điện than trong giai đoạn tới, cần ưu tiên lựa chọn các công nghệ tiên tiến, hiện đại, có các thông số hơi (nhiệt độ, áp suất) trên tới hạn và trên siêu tới hạn để nâng cao hiệu suất các tổ máy, giảm tiêu thụ nhiên liệu và giảm phát thải ra môi trường. “Phát triển nhiệt điện than phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Đối với các dự án xây mới, sẽ áp dụng các công nghệ xử lý khói thải, nước thải tiên tiến (De-SOx, De-NOx, ESP khử bụi), đối với các nhà máy đang vận hành, sẽ tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện đầy đủ các quy trình vận hành, cải tiến, nâng cấp, lắp đặt thêm các hệ thống thiết bị xử lý môi trường; tăng cường các giải pháp sử dụng tro, xỉ, thạch cao để sản xuất vật liệu xây dựng không nung, san lấp công trình xây dựng,… nhằm đáp ứng các quy định về phát thải của Việt Nam cũng như của quốc tế”- Thứ trưởng khẳng định.

Đưa ra các giải pháp về môi trường, ông Đoàn Ngọc Dương, Viện Năng lượng- Bộ Công Thương cho rằng, về tổng thể có thể thấy, hiện tại cũng như trong thời gian tới, các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam đều đã, đang và sẽ được áp dụng các thiết bị và công nghệ kiểm soát phát thải khí phù hợp, tiên tiến, có công nghệ an toàn, tin cậy, đã được kiểm chứng, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hiện hành cũng như dự phòng cho khả năng quy định về phát thải chặt chẽ hơn nữa trong tương lai.

Thực tế cũng cho thấy, nhiệt điện là một trong những ngành phát sinh chất thải lớn. Tính trung bình, để sản xuất ra 1kWh điện sử dụng nhiên liệu than cám sẽ thải ra từ 0,9 - 1,5kg tro, xỉ. Hiện nay trên toàn quốc có 21 nhà máy nhiệt điện đang hoạt động và dự kiến sau năm 2020, cả nước sẽ có 43 nhà máy nhiệt điện. Do vậy, xử lý, tái sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện là nhiệm vụ cấp bách trong bối cảnh hiện nay.

Phát triển nhiệt điện than cần được quan tâm đúng mức

Ông Lê Hồng Tịnh - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường thông tin phát biểu bên lề hội thảo

Các ý kiến tại hội thảo đã tập trung đề cập đến những giải pháp để đảm bảo môi trường hài hòa với sự phát triển điện năng của đất nước. Sửa đổi Nghị định 38 của Chính phủ theo hướng loại bỏ giấy phép xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và xử lý tái chế tro, xỉ. Đối với Quy chuẩn 22 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng cần có những sửa đổi, ban hành phù hợp với thực tế hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than.

Ông Lê Hồng Tịnh – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường thông tin thêm, thời gian tới, với sự phối hợp giữa các Bộ ngành, địa phương sẽ tạo điều kiện để các chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển các dự án điện, giúp cho các Bộ, ngành và chủ đầu tư có các giải pháp để các dự án đầu tư nhiệt điện than đúng tiến độ, đảm bảo hiệu suất cao, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nhiệt điện than

Tin mới nhất

TS Nguyễn Anh Tuấn: Điện mặt trời mái nhà thậm chí có thể phải trả tiền khi nối lưới

TS Nguyễn Anh Tuấn: Điện mặt trời mái nhà thậm chí có thể phải trả tiền khi nối lưới

Theo nhận định từ chuyên gia, chính sách ghi nhận sản lượng có thể được thay đổi điều tiết hợp lý để khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Khoảng cách và độ sâu bao nhiêu thì được xác định là một dự án điện gió ngoài khơi?

Khoảng cách và độ sâu bao nhiêu thì được xác định là một dự án điện gió ngoài khơi?

Chiều 3/5 hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tiếp tục diễn ra với chuyên đề "Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới".
Nhiều ý kiến góp ý xây dựng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều ý kiến góp ý xây dựng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) với nhiều nội dung mới, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành.
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam từng bước xanh hóa

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam từng bước xanh hóa

Thời gian qua, ngành Dầu khí Việt Nam có xu hướng chuyển dịch phát triển năng lượng theo hướng xanh, sạch một cách mạnh mẽ.
Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, trong 2 ngày 3-4/5/2024, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo luật này tại Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Mỹ “lo ngại” năng lượng của Nga sụt giảm trên thị trường

Mỹ “lo ngại” năng lượng của Nga sụt giảm trên thị trường

Mỹ mới đây đã tạm thời cho phép giao dịch với các ngân hàng Nga để thanh toán trong lĩnh vực năng lượng.
Cao Bằng đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm năng lượng tới người dân

Cao Bằng đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm năng lượng tới người dân

PC Cao Bằng đã chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền, cùng các đơn vị truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện đến từng hộ gia đình, cơ quan...
VTECH hoàn thành sớm 6 gói thầu cung cấp 100 cột thép cho đường dây 500kV mạch 3

VTECH hoàn thành sớm 6 gói thầu cung cấp 100 cột thép cho đường dây 500kV mạch 3

Công ty TNHH Công nghệ Việt (VTECH), là đơn vị đầu tiên sớm hoàn thành toàn bộ gói thầu cung cấp cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3
Giá dầu giảm 3%, xuống mức thấp nhất 7 tuần sau tín hiệu ngừng bắn ở Trung Đông

Giá dầu giảm 3%, xuống mức thấp nhất 7 tuần sau tín hiệu ngừng bắn ở Trung Đông

Giá dầu giảm 3% tại phiên giao dịch ngày 1/5 bởi lượng dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng cùng triển vọng về một thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông.
EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động điện cho cao điểm mùa khô 2024

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động điện cho cao điểm mùa khô 2024

EVNGENCO3 thực hiện đồng bộ các biện pháp đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động của Hệ thống điện Quốc gia góp phần cung ứng điện an toàn, ổn định, tin cậy
Hoàn thành kéo dây khoảng néo đầu tiên Dự án đường dây 500kV mạch 3

Hoàn thành kéo dây khoảng néo đầu tiên Dự án đường dây 500kV mạch 3

Hoàn thành kéo dây những khoảng néo đầu tiên Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Đường dây 500kV mạch 3: Nhiều giải pháp tháo gỡ thách thức mang tên "cột thép"

Đường dây 500kV mạch 3: Nhiều giải pháp tháo gỡ thách thức mang tên "cột thép"

Trước những khó khăn về cung cấp cột thép cho đường dây 500kV mạch 3, EVN/EVNNPT đã tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nhà thầu.
PC Lào Cai: Tích cực tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm

PC Lào Cai: Tích cực tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm

Công ty Điện lực Lào Cai đã không ngừng nỗ lực trong việc tuyên truyền giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả
Dịp lễ 30/4 - 1/5/2024, tiêu thụ điện tăng tới 37,2% so với cùng kỳ

Dịp lễ 30/4 - 1/5/2024, tiêu thụ điện tăng tới 37,2% so với cùng kỳ

Trong kỳ nghỉ lễ vừa qua, từ 27/4 đến hết ngày 1/5/2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân cả nước.
Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, nhu cầu điện phá vỡ mọi kỷ lục trước đó song điện mặt trời, điện gió dư thừa vẫn không phải là giải pháp. Vì sao?
Khen thưởng đơn vị đầu tiên hoàn thành sản xuất cột thép Dự án đường dây 500kV mạch 3

Khen thưởng đơn vị đầu tiên hoàn thành sản xuất cột thép Dự án đường dây 500kV mạch 3

Ngày 1/5, tại Bắc Ninh, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) tổ chức khen thưởng đột xuất cho Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu.
Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá về những tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) đối với nền kinh tế - xã hội.
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Giá điện châu Âu bất ngờ tăng vọt gấp ba mức trung bình hàng ngày

Giá điện châu Âu bất ngờ tăng vọt gấp ba mức trung bình hàng ngày

Giá điện ở châu Âu dao động ở mức 260 euro mỗi megawatt giờ vào cuối tuần, gần gấp ba mức trung bình hàng ngày của năm qua, do nguồn cung gió giảm mạnh.
Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).
Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

Trong tuần 17, công suất đỉnh hệ thống điện và nhu cầu điện đạt kỷ lục mới nhưng công tác cung ứng điện vẫn được đảm bảo.
Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần có hiệu lực từ 15/5/2024

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần có hiệu lực từ 15/5/2024

Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 05/2024/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.
Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Chính phủ Ukraine thông báo nước này không có kế hoạch gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt tự nhiên với Nga sau năm 2024.
4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp.
Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến rộng rãi vào ngày 3-4/5/2024
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động