Phát triển lâm sản ngoài gỗ: Cần chiến lược ổn định

Việt Nam có gần 4.000 loài cây có giá trị cung cấp nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe con người, 216 loài tre trúc và 30 loài song mây có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, đến nay, phát triển lâm sản ngoài gỗ chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu.
Phát triển lâm sản ngoài gỗ: Cần chiến lược ổn định
Đến năm 2020, giá trị sản xuất lâm sản ngoài gỗ chiếm 20% giá trị sản xuất lâm nghiệp

Ông Trương Tất Đơ- Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT)- cho biết, thị trường lâm sản ngoài gỗ là thị trường nhiều tiềm năng phát triển với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Hiện nay, lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam XK sang gần 90 nước và vùng lãnh thổ. Thị trường Nhật Bản và Đài Loan chiếm thị phần cao và ổn định, thị trường Mỹ mới có từ năm 2001 nhưng có mức tăng trưởng rất nhanh, có triển vọng là thị trường tiềm năng. Trong đó, quế Việt Nam XK sang Ấn Độ chiếm gần 1/2 khối lượng quế XK. Các sản phẩm hồi, sa nhân và thảo quả Việt Nam XK chủ yếu sang Trung Quốc, chiếm gần 2/3 lượng XK. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu được XK sang các nước châu Âu.

Việt Nam có gần 4.000 loài cây thuốc, 216 loài tre trúc và 30 loài song mây, tiềm năng phát triển lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam rất lớn. Hiện có khoảng 50 loài cây thuốc đang được khai thác ở mức độ khác nhau, cung cấp cho thị trường trong nước và XK tiểu ngạch sang Trung Quốc. Nhu cầu dược liệu ở nước ta hiện khoảng 50.000 tấn/năm, chủ yếu dùng cho thị trường nội địa.

Mặc dù tiềm năng là rất lớn nhưng theo đánh giá của ông Trương Tất Đơ, thị trường các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam còn manh mún, trữ lượng không ổn định, sự liên kết hợp tác giữa các đơn vị khai thác còn lỏng lẻo, cạnh tranh lẫn nhau, nhất là những thời điểm khan hiếm hàng. Bên cạnh đó, giá bán các sản phẩm này chưa cao do chất lượng còn thấp, khâu chế biến còn nhiều hạn chế, không có nhãn mác chỉ rõ xuất xứ hay thương hiệu, mới chỉ đáp ứng chủ yếu cho những thị trường dễ tính.

Việc tiêu thụ các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, chiếm đến trên 80% lượng lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu. Do vậy, chỉ một ách tắc nhỏ của thị trường Trung Quốc cũng kéo theo biến động lớn trong thị trường nội địa của sản phẩm này.

Để thị trường lâm sản ngoài gỗ phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, nhiều ý kiến cho rằng, cần ưu tiên vốn hỗ trợ thực hiện chính sách đầu tư về khoa học công nghệ cho công tác bảo tồn một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao đang có nguy cơ tuyệt chủng. Nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì cho các mặt hàng xuất khẩu. Đồng thời, đề xuất triển khai các mô hình về cây lâm sản ngoài gỗ theo hướng xây dựng thành các vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, gắn với sơ chế, tạo thương hiệu sản phẩm để tăng giá trị hàng hóa. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, đã đến lúc cần có chiến lược phát triển lâm sản ngoài gỗ.

Mục tiêu của Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 - 2020 là: Đến năm 2020, giá trị sản xuất lâm sản ngoài gỗ chiếm 20% giá trị sản xuất lâm nghiệp, đạt kim ngạch xuất khẩu 700-800 triệu USD/năm. Tuy nhiên, những điểm yếu của thị trường lâm sản ngoài gỗ đang khiến việc đạt mục tiêu rất khó khả thi.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Phải thiết lập đường dây nóng tại chợ, trung tâm thương mại để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng

Phải thiết lập đường dây nóng tại chợ, trung tâm thương mại để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Thái Bình: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương

Thái Bình: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương

Bộ Công Thương Việt Nam luôn quan tâm các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Kazakhstan

Bộ Công Thương Việt Nam luôn quan tâm các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Kazakhstan

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Phó Chủ tịch VietjetAir: Mong muốn kết nối với doanh nghiệp Kazakhstan trong hợp tác ngành hàng không

Phó Chủ tịch VietjetAir: Mong muốn kết nối với doanh nghiệp Kazakhstan trong hợp tác ngành hàng không

Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn: Cơ hội để các địa phương quảng bá sản phẩm truyền thống

Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn: Cơ hội để các địa phương quảng bá sản phẩm truyền thống

"Cầu nối" thúc đẩy xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư Việt - Lào

"Cầu nối" thúc đẩy xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư Việt - Lào

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Đề nghị doanh nghiệp rà soát xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc

Đề nghị doanh nghiệp rà soát xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Phát triển bền vững logistics và thương mại điện tử: 3 yếu tố mấu chốt

Phát triển bền vững logistics và thương mại điện tử: 3 yếu tố mấu chốt

Hà Nội: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Hà Nội: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics: Giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm chi phí

Ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics: Giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm chi phí

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Xem thêm