Thứ ba 19/11/2024 06:48

Phát triển kinh tế số: TP. Hồ Chí Minh tập trung vào 5 lĩnh vực gì?

TP. Hồ Chí Minh cần tập trung 5 lĩnh vực gồm công nghiệp chế biến, chế tạo; dệt may, logistics, nông nghiệp và du lịch để tạo đột phá về phát triển kinh tế số.

Cần không gian phát triển mới

Đây là nội dung được đưa ra tại hội thảo "Thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững" do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Vụ Kinh tế số và Xã hội số - Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Báo Người Lao Động tổ chức.

Tại hội thảo, ông Lâm Đình Thắng, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: Thành phố đang có một khát vọng lớn là lấy lại vị thế hàng đầu. Bằng chứng sống động nhất là thành phố đang vào cuộc mạnh mẽ để triển khai Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố với tâm thế rất cao.

Theo ông Lâm Đình Thắng, thời gian qua, TP. Hồ Chí Minh đã nỗ lực thực hiện rất nhiều giải pháp để thúc đẩy kinh tế số, với mục tiêu là đến năm 2025, kinh tế số đóng góp 20% vào GRDP; đến năm 2030 là 40% vào GRDP. Các chỉ tiêu của TP. Hồ Chí Minh cao hơn bình quân cả nước từ 5-10%. Trong khi đó, Nghị quyết 31/2022 của Bộ Chính trị cũng giao cho thành phố nhiệm vụ đến năm 2030 trở thành lá cờ đầu cả nước về kinh tế số.

Thực tế, thời gian qua TP. Hồ Chí Minh đã chủ động thực hiện rất nhiều đầu việc để thúc đẩy kinh tế số. Năm 2021, đóng góp của kinh tế số trong GRDP trên địa bàn ở góc độ nghiên cứu khoa học là 15,38% (chưa bao gồm thương mại điện tử và kinh tế chia sẻ). Năm 2022, tỉ lệ đóng góp của kinh tế số cho GRDP của thành phố ước đạt 18,66%.

Tuy nhiên, thành phố đang gặp 3 thách thức lớn trong phát triển kinh tế số. Đó là nhận thức ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành còn chưa đầy đủ; phương pháp, công cụ đo lường cũng chưa thống nhất; các chính sách và nguồn lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa nhiều.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

PGS.TS Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, 30 năm qua TP. Hồ Chí Minh đã phát triển rất tốt trong không gian cũ, song hiện nay đã đến giới hạn và cần không gian phát triển mới. Kinh tế số sẽ mang lại không gian đó cho thành phố. Định hướng 40% GDP của TP. Hồ Chí Minh vào năm 2030 sẽ đến từ kinh tế số.

“Muốn tăng trưởng nhanh hơn, cao hơn thì TP. Hồ Chí Minh cần lực lượng sản xuất mới là công nghệ số, nguồn lực sản xuất mới là nhân lực số, yếu tố sản xuất mới là dữ liệu số và động lực mới là đổi mới sáng tạo số”, PGS.TS Trần Minh Tuấn nhấn mạnh.

Tại TP. Hồ Chí Minh, vị trí của kinh tế số trong nền kinh tế ngày càng vững chắc, trở thành động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng ổn định và bền vững dựa trên 4 trụ cột chính: công nghiệp ICT tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng ổn định; chuyển đổi số các ngành công nghiệp tạo động lực cho tăng trưởng bền vững; quản trị số đóng vai trò quan trọng bảo đảm cho tăng trưởng ổn định và giá trị hoá dữ liệu tạo ra sức mạnh mới cho tăng trưởng ổn định.

Tập trung 5 lĩnh vực

Theo PGS.TS Trần Minh Tuấn, muốn phát triển kinh tế sốthì phải đo lường được kinh tế số. Mặc dù hiện nay trên thế giới chưa thống nhất cách đo. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế có thể thấy có 2 trường phái lớn là đo bằng tiền và đo bằng các ngành, lĩnh vực. Có 2 phương pháp thế giới đang triển khai, gồm: điều tra thống kê dựa trên hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hoặc phương pháp ước lượng theo mô hình hoạch toán tăng trưởng. Cách thứ 2 phù hợp với các quốc gia đang phát triển.

PGS.TS Trần Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại hội thảo

“5 lĩnh vực chính Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng cần tập trung phát triển để tạo đột phá về kinh tế số là công nghiệp chế biến, chế tạo; dệt may, logistics, nông nghiệp và du lịch”, PGS.TS Trần Minh Tuấn cho hay.

Theo ông Tuấn, Nghị quyết 98 của Quốc hội đã xây dựng bản đồ chính sách về phát triển kinh tế số. Việc cần làm tiếp theo là thành phố xây dựng chính sách về phát triển kinh tế số theo từng giai đoạn phát triển. Ví dụ, giai đoạn thúc đẩy phát triển cần khuyến khích phát triển; giai đoạn tiêu chuẩn hóa; giai đoạn nâng cao hiệu quả, quản lý giám sát, quản lý số... Tuy nhiên, nếu đứng một mình, TP. Hồ Chí Minh sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu kinh tế số chiếm 40% GDP mà phải liên kết vùng, hình thành không gian lực kéo. Mô hình lực kéo không gian đô thị của thành phố đã hình thành bố cục lực kéo theo tầng tập trung vào các địa phương lân cận, lan tỏa rộng rãi và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số của vùng. Cuối cùng là phát triển thành phố trung tâm bưu chính/ logistics của khu vực và cả nước.

“TP. Hồ Chí Minh nên triển khai chuyển đổi số 10 nhóm nền tảng số và triển khai thành công chuyển đổi một số khâu trong từng ngành, lĩnh vực; dùng các khâu này để tăng tốc, thúc đẩy các khâu còn lại trong các ngành công nghiệp. Thành phố cũng cần thí điểm đánh giá kinh tế số tới cấp thành phố và quận huyện trực thuộc; thí điểm sàn giao dịch dữ liệu, HUB dữ liệu của khu vực và trung tâm tài chính quốc tế, tiến tới trở thành trung tâm chuyển đổi số vùng đầu tiên trên cả nước”, PGS.TS Trần Minh Tuấn đề nghị.

Ông Phạm Bình An - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh cho rằng, có 2 cách tiếp cận nền kinh tế số là từ trên xuống (chương trình, chiến lược quốc giai; kinh nghiệm quốc tế xuống chính sách phát triển kinh tế số của Thành phố) và từ dưới lên (từ nhu cầu của doanh nghiệp).

Dẫn kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế số, ông An đưa ra quan điểm ở 3 nhóm: hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, kinh tế số trong các ngành. Theo ông An, phát triển kinh tế số cần bảo đảm tính khả thi, tính đồng bộ, lựa chọn ưu tiên, sự tiên phong của chính quyền cũng như sự tham gia của các bên.

Đi vào các chính sách trọng tâm, ông Phạm Bình An cho rằng, cần tập trung nhóm chính sách về phát triển hạ tầng số; phát triển, ứng dụng các nền tảng số; phát triển và khai thác dữ liệu; phát triển hạ tầng thiết yếu.

"Đưa kinh tế số vào chương trình kích cầu của TP. Hồ Chí Minh. Thành phố có nguồn lực và nhiều kinh nghiệm hay về chương trình kích cầu", ông Phạm Bình An gợi mở.

Đề cập đến việc hoàn thiện thể chế, ông Phạm Bình An cho biết TP. Hồ Chí Minh có một "cây gậy" mới là Nghị quyết 98. Tinh thần từ Nghị quyết 98 là cho phép thành phố thử nghiệm các cơ chế, chính sách (sandbox) mà đối với kinh tế số, kinh tế xanh thì những thử nghiệm rất quan trọng. Do đó, thành phố phải tận dụng Nghị quyết 98 để đưa ra những cơ chế, chính sách thử nghiệm cho kinh tế số. Song song đó, thành phố cần tập trung phát triển nhân lực số (tập trung đào tạo nhóm tập huấn, tư vấn chuyên nghiệp…) và phát triển kinh tế số ở các ngành.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế số

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số