Phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội: Đảm bảo hài hòa nhiều yếu tố

Bắt nhịp xu thế thời đại, nâng cao chất lượng, đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển văn hóa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng tỷ trọng đóng góp vào GRDP … là mục tiêu đề ra trong Nghị quyết “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Động lực quan trọng

Thời gian qua, Hà Nội đã chủ trương ban hành nhiều chính sách tích cực nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng; phát triển các không gian sáng tạo văn hóa nghệ thuật cộng đồng... Đặc biệt, tròn 20 năm sau khi đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” do UNESCO trao tặng, ngày 30/10/2019, Hà Nội tiếp tục được vinh danh là thành viên “Mạng lưới các thành phố sáng tạo” của UNESCO. Bên cạnh đó, Hà Nội không ngừng tổ chức và phối hợp tổ chức thành công nhiều lễ hội, sự kiện quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa sáng tạo, cũng như phát triển các không gian sáng tạo văn hóa nghệ thuật cộng đồng. Cùng với đó là sự phát triển chủ động, mạnh mẽ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng của các mô hình không gian sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của các doanh nghiệp.

Phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội: Đảm bảo hài hòa nhiều yếu tố

Hà Nội sẽ tạo môi trường thuận lợi cho phát triển công nghiệp văn hóa

Mặc dù vậy, Hà Nội cũng nhận thấy còn nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt là thị trường văn hóa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có của Thủ đô. Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Bùi Huyền Mai cho hay, trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa, thành phố cũng gặp không ít thách thức như: Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, văn hóa số; sự tăng trưởng kinh tế chưa ổn định; quá trình đô thị hóa nhanh; giáo dục sáng tạo, đào tạo trên các lĩnh vực công nghiệp văn hóa chưa cập nhật sự phát triển chung của thế giới...

Trước thực trạng đó, ngày 9/4, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 22-KH/TU triển khai nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết chuyên đề về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025 định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nghị quyết ra đời thể hiện quyết tâm của Hà Nội trong việc thực hiện hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, coi công nghiệp văn hóa là một động lực quan trọng, là nguồn lực nội sinh, sức mạnh mềm để xây dựng và phát triển Thủ đô theo hướng bền vững, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển Hà Nội tầm nhìn đến năm 2030 và 2045.

Tạo môi trường phát triển thuận lợi

Tại tọa đàm “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - Thực trạng và giải pháp” mới đây, ông Lê Quốc Vinh - Tổng giám đốc Le Group of Companies - cho rằng, đã 2 năm Hà Nội được UNESCO công nhận là “thành phố sáng tạo”, nhưng ngay cả “công nghiệp sáng tạo”, “công nghiệp văn hóa” là gì cũng rất nhiều người chưa hiểu đúng. Đồng quan điểm, nhạc sỹ Quốc Trung - Tổng đạo diễn Lễ hội Âm nhạc quốc tế Gió mùa (Monsoon Music Festival)- cũng cho rằng, khái niệm cũng như định hướng về hai nền công nghiệp này còn đang rất mơ hồ.

Phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội: Đảm bảo hài hòa nhiều yếu tố

Không gian nghệ thuật tại phố đi bộ Hồ Gươm

Với thực tế hiện nay, nhạc sỹ Quốc Trung - đánh giá, Hà Nội còn bỏ phí rất nhiều cơ hội quảng bá hình ảnh trong và ngoài nước, đồng thời thiếu những không gian văn hóa. Không gian văn hóa không chỉ đơn thuần là về mặt cảnh quan kiến trúc mà còn mang những nội dung, hoạt động mang lại một không gian mà người dân thành phố coi đó là của mình, do mình tạo nên - nơi mà họ mang đầy sự tự hào mỗi khi nhắc tới.

Ở góc độ quản lý ngành điện ảnh, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam - Tiến sĩ Ngô Phương Lan - cho hay, phát triển công nghiệp văn hóa phải đi đôi với phát triển thị trường văn hóa. Hà Nội còn thiếu những nhà sản xuất điện ảnh chuyên nghiệp. Nhìn từ góc độ truyền thông, nhà báo Phùng Công Sưởng lại cho rằng, văn hóa cần được quảng bá, tuyên truyền rộng rãi để người dân nâng cao nhận thức, “định vị” rõ hơn vai trò của văn hóa trong chiến lược phát triển chung của Thủ đô.

Vì vậy, theo các chuyên gia, Hà Nội cần xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo, có chiến lược xây dựng cụ thể cho từng giai đoạn. Định vị là một thành phố thiết kế sáng tạo cần hội đủ ba yếu tố: Sự khác biệt, tính phù hợp và triết lý riêng của thương hiệu, tuy nhiên đối với Hà Nội còn cần thêm các yếu tố khác biệt mang tính đặc trưng văn hóa Việt Nam, cá tính của vùng đất ngàn năm văn hiến, sự tương thích với con đường chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

Từ thực thế hiện nay, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, Hà Nội đã thống nhất về mặt nhận thức, về tầm quan trọng việc phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, bắt nhịp với dòng chảy hội nhập quốc tế. Để đạt mục tiêu đề ra, Hà Nội sẽ chú trọng vào một số phần việc như: Tạo dựng môi trường thuận lợi cho phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất, hoàn chỉnh các quy hoạch văn hóa, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp... “Tuy nhiên, đây là việc làm dài hơi và cần có sự đầu tư bài bản, lâu dài, vì thế thành phố đã xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô gồm nhiều giai đoạn cụ thể, tạo bước đột phá trong văn hóa Thủ đô với tầm nhìn rộng mơ”- ông Phong nhấn mạnh.

Hà Nội sẽ thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa thực sự có tiềm lực, mang đậm bản sắc văn hóa Hà Nội, có khả năng tạo ra các sản phẩm tinh thần tốt đẹp cho xã hội và hiệu quả kinh tế góp phần bảo đảm cho sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước.
Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Để giúp doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu, ngoài xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Cà Mau tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, tuyên truyền về các FTA.
TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng TP. Hồ Chí Minh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang điều hành hoạt động của Tỉnh ủy Bắc Giang từ ngày 25/4.
Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Tháng 4 cao điểm nắng nóng có thời điểm lên đến 40 độ C, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát rất lớn, qua đó kéo theo hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến.
Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Một cơn giông lốc kèm theo mưa đá vừa xảy ra tại huyện Mai Sơn (Sơn La) gây thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của người dân địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ đối với nhiều vị trí chủ chốt trên địa bàn tỉnh.
Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Theo Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sắp được công bố, tỉnh này sắp tới sẽ tập trung phát triển 6 ngành công nghiệp chủ lực.
Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Hiện nay có khoảng 11.470,5 ha cây trồng các loại tại tỉnh Đắk Nông đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước tưới dẫn đến giảm năng xuất.
Nghệ An: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng tích cực

Nghệ An: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng tích cực

Trong những tháng đầu năm 2024, kinh tế của tỉnh Nghệ An tăng trưởng tích cực, về cả kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu ngân sách nhà nước.
Cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh: Quảng Trị chỉ đạo khẩn về công tác bàn giao mặt bằng

Cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh: Quảng Trị chỉ đạo khẩn về công tác bàn giao mặt bằng

Tỉnh Quảng Trị đã có văn bản chỉ đạo hoả tốc về việc khẩn trương hoàn thành bàn giao mặt bằng tuyến chính thuộc dự án cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh.
Thanh Hóa: Ấn định thời hạn triển khai cụm công nghiệp 156 tỷ đồng của Tổng công ty Hợp Lực

Thanh Hóa: Ấn định thời hạn triển khai cụm công nghiệp 156 tỷ đồng của Tổng công ty Hợp Lực

Sau nhiều lần điều chỉnh dự án Cụm công nghiệp phía Đông Bắc TP. Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ấn định thời hạn chót đối với tiến độ thực hiện dự án này.
Lào Cai: Sẽ không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Lào Cai: Sẽ không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai thông báo kết luận của Thường trực UBND tỉnh Lào Cai về công tác đầu tư và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Bạc Liêu bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Bạc Liêu bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Ông Lâm Tú Thanh, Trưởng phòng Quản lý xây dựng Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu được được điều động, bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh.
Quảng Ninh: Cảnh báo tình trạng tai nạn lao động gia tăng

Quảng Ninh: Cảnh báo tình trạng tai nạn lao động gia tăng

Thời gian vừa qua, một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận và cứu chữa nhiều trường hợp bị tai nạn lao động.
Măng Đen "hút" du khách từ du lịch trải nghiệm đặc trưng văn hoá bản địa

Măng Đen "hút" du khách từ du lịch trải nghiệm đặc trưng văn hoá bản địa

Với việc tổ chức xuyên suốt nhiều hoạt động giao lưu văn hoá, trải nghiệm thú vị, 5 ngày lễ, Măng Đen đón khoảng 50.000 lượt du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng.
Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Trong 4 tháng đầu năm, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế của Tiền Giang có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá.
Sóc Trăng: Đôn đốc tiến độ thi công hàng loạt các công trình trọng điểm

Sóc Trăng: Đôn đốc tiến độ thi công hàng loạt các công trình trọng điểm

Ngày 2/5, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đi khảo sát, đôn đốc tiến độ thi công các công trình trọng điểm.
Sóc Trăng: Nâng tầm nông nghiệp bằng đổi mới sáng tạo, hướng đến phát triển bền vững

Sóc Trăng: Nâng tầm nông nghiệp bằng đổi mới sáng tạo, hướng đến phát triển bền vững

Sóc Trăng đang nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo vào lĩnh vực nông nghiệp, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
TP. Cần Thơ: Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh trong tháng 4

TP. Cần Thơ: Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh trong tháng 4

Trong tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP. Cần Thơ đạt 11.534,8 tỷ đồng.
Bình Dương: Độc đáo nghệ thuật tạo hình từ trái cây miệt vườn

Bình Dương: Độc đáo nghệ thuật tạo hình từ trái cây miệt vườn

Những mâm ngũ quả tuyệt đẹp trong ngày hội “Tạo hình nghệ thuật” được người Bình Dương sáng tạo từ chất liệu cây trái đặc sản.
Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đón hơn 620.000 lượt khách du lịch tăng gần 50% số với cùng ký năm 2023, doanh thu ước tính hơn 668 tỷ đồng.
Đà Nẵng thu 1.336 tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5

Đà Nẵng thu 1.336 tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5

Tổng thu du lịch của thành phố Đà Nẵng trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay đạt khoảng 1.336 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ (27/4 đến 1/5); tỉnh Thanh Hóa đã đón khoảng trên 1,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 27,3% so với cùng kỳ 2023.
Quảng Nam đón 233.000 lượt khách, thu về 600 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Quảng Nam đón 233.000 lượt khách, thu về 600 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tỉnh Quảng Nam đón khoảng 233.000 lượt khách tham quan lưu trú và du lịch, doanh thu ước đạt 600 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động