Thứ năm 14/11/2024 14:25

Phát triển công nghiệp thời trang gắn với công nghiệp sáng tạo

Hội nghị Quốc tế về Công nghiệp Thời trang: Định hướng Xây dựng và Phát triển đã được tổ chức vào ngày 18/4 tại Khách sạn Daewoo Hà Nội. Chương trình do UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo, Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm xúc tiến thương mại  (HTPC) phối hợp thực hiện. 
Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương - phát biểu tại Hội nghị

Công nghiệp thời trang - một trong những ngành công nghiệp sáng tạo, đã có những bước chuyển mình thực sự, về cả chất và lượng, trong hơn một thập niên qua. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, ngành dệt may và da giày đã tận dụng tốt cơ hội mở cửa thị trường từ Mỹ, EU và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Ngành dệt may và da giày đã thu hút được nhiều lao động, năng lực sản xuất và kim ngạch xuất khẩu tăng hàng năm đưa Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu dệt may với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2014 đạt 24 tỷ USD.

Theo chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đã được phê duyệt, xuất khẩu dệt may Việt Nam đến năm 2020 sẽ đạt kim ngạch 36 – 38 tỷ USD, đến năm 2030 đạt 60 – 65 tỷ USD. Cùng đó, lao động sử dụng trong ngành này sẽ là 3,3 triệu lao động vào năm 2020 và 4,4 triệu lao động vào năm 2030. “Vì lẽ đó, dệt may Việt Nam là ngành hết sức quan trọng, góp phần ổn định an sinh xã hội, phát triển kinh tế xã hội đất nước” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Các diễn giả thảo luận sôi nổi

Năm 2014 chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam. Tuy vậy, thực trạng hiện nay là các sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam vẫn còn có đơn vị nặng về gia công, xuất khẩu dưới các thương hiệu nước ngoài, nguyên phụ liệu chủ yếu là ngoại nhập. Trên thế giới, sản phẩm mang thương hiệu thời trang Việt còn trống vắng. Trong bối cảnh đó, việc tổ chức Hội nghị Quốc tế về Công nghiệp Thời trang: Định hướng Xây dựng và Phát triển lần này được đánh giá là mang lại ý nghĩa to lớn về thực tiễn, thể hiện sự quan tâm của các cơ quan Thành phố, các Hiệp hội doanh nghiệp, đã giúp doanh nghiệp Thủ đô thấy rõ lợi ích của Công nghiệp thời trang.

Hội nghị quốc tế về công nghiệp thời trang được tổ chức với quy mô lớn cùng sự góp mặt của nhiều diễn giả uy tín bàn về vấn đề xây dựng và phát triển nền công nghiệp thời trang gắn liền với xây dựng ngành công nghiệp sáng tạo. Đây sẽ là bước khởi đầu có ý nghĩa quan trọng trong công tác Xúc tiến thương mại của Hà Nội nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa ngành công nghiệp thời trang của Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung trong thời gian tới.

Thúy Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?