Thứ hai 23/12/2024 23:45
Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi):

Phân định rõ trách nhiệm, tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tra

Tiếp tục phiên họp chuyên đề pháp luật, chiều 17/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)

Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi); đã có 162 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu thảo luận tại tổ và hội trường.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp chiều 17/8

Đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Thanh tra (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung chủ yếu của dự thảo Luật. Ngay sau kỳ họp, theo sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ và các cơ quan hữu quan tích cực nghiên cứu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, dự thảo Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp này đã được chỉnh lý 87/117 điều (80 điều được chỉnh lý về nội dung, 07 điều chỉnh lý về kỹ thuật văn bản); về bố cục, tăng thêm 01 điều và sắp xếp, bố cục lại các điều, mục trong các Chương của dự thảo Luật cho hợp lý.

Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đã cơ bản đáp ứng mục đích, quan điểm sửa đổi được đề ra trong Tờ trình của Chính phủ, bảo đảm phù hợp với các định hướng sửa đổi Luật Thanh tra đã được xác định tại Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Tuy nhiên, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ với Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ; quy định Thanh tra Bộ không thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đối với lĩnh vực do Tổng cục, Cục phụ trách có thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho hay, theo quy định của dự thảo Luật trình Quốc hội thì Thanh tra Bộ cũng thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đối với lĩnh vực do Tổng cục, Cục thuộc Bộ phụ trách mà ở đó đã thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành.

Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật và cơ quan soạn thảo cho rằng, Bộ là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực nên về nguyên tắc phải chịu trách nhiệm toàn diện, mọi mặt về ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.

"Vì vậy, kể cả đối với lĩnh vực đã phân cấp quản lý cho Tổng cục, Cục và ở đó đã thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành thì Thanh tra Bộ vẫn cần được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành để giúp Bộ trưởng tiến hành thanh tra trong một số trường hợp cần thiết" - ông Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh.

Do đó, để vừa thực hiện được yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, vừa bảo đảm để Bộ thực hiện được đầy đủ nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực phụ trách, đồng thời phân định rành mạch, tránh chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ và Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, đề nghị quy định theo hướng ở những lĩnh vực có Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ thì hoạt động thanh tra chuyên ngành cơ bản sẽ do Thanh tra Tổng cục, Cục thực hiện.

Thanh tra Bộ chỉ thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với lĩnh vực đó trong 3 trường hợp: Vụ việc cần thanh tra có liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thanh tra lại theo yêu cầu của Bộ trưởng đối với vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục, Cục khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; khi Bộ trưởng thấy cần thiết giao Thanh tra Bộ trực tiếp thanh tra để bảo đảm tính khách quan (quy định tại các điều 15, 16 và 17 của dự thảo Luật).

Vấn đề này cần được xử lý ngay từ giai đoạn xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra; đồng thời, Bộ trưởng với tư cách là người chịu trách nhiệm cao nhất về ngành, lĩnh vực phụ trách sẽ có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành để hoạt động thanh tra bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc đặt ra trong Nghị quyết số 18-NQ/TW là “một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính”.

Bên cạnh đó, một số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị chỉ quy định một đầu mối thực hiện thanh tra chuyên ngành tại Bộ. Theo đó, Tổng cục, Cục thuộc Bộ đã thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành thì không giao Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đối với lĩnh vực do Tổng cục, Cục đó phụ trách nữa; Thanh tra Bộ chỉ thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với ngành, lĩnh vực mà ở Tổng cục, Cục thuộc Bộ không thành lập cơ quan thanh tra.

Quy định như vậy để bảo đảm tinh gọn bộ máy; phân định rõ trách nhiệm, tránh chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động của nội bộ các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực, bảo đảm thực hiện đầy đủ, triệt để nguyên tắc “một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính” như đã được đề ra tại Nghị quyết 18-NQ/TW".

Một số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành quy định tại Điều 52 của dự thảo Luật; đồng thời, đề nghị quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của các cơ quan, nhất là cơ quan thanh tra và cơ quan kiểm toán để tránh sự chồng chéo, trùng lặp.

Thường trực Ủy ban Pháp luật và cơ quan soạn thảo đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho tiếp thu ý kiến nêu trên của đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm bảo đảm thống nhất với quy định của Luật Kiểm toán nhà nước; khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra, kiểm toán và tình trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra của các ngành dày đặc, trùng lặp gây bức xúc cho đối tượng thanh tra, kiểm tra.

Cụ thể đã chỉnh lý các quy định về: Xây dựng, ban hành định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra hằng năm (Điều 43 và Điều 44); nguyên tắc xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra (Điều 52); việc thu thập thông tin, tài liệu trong chuẩn bị thanh tra (Điều 53); công tác phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra (Chương VI); đồng thời, bổ sung quy định về việc sử dụng kết luận thanh tra, kết luận kiểm toán và trách nhiệm của các cơ quan trong việc sử dụng các kết luận này (Điều 109)…

"Thực tế hiện nay, Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán nhà nước đã ký Quy chế phối hợp để xử lý kịp thời các chồng chéo, trùng lặp trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật" - ông Hoàng Thanh Tùng nêu.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người