Thứ tư 01/01/2025 15:08

Phân bón nội chịu sức ép lớn

Sản xuất phân bón trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn: Thị trường XK sụt giảm, sức ép cạnh tranh từ phân bón Trung Quốc, hạn chế về chính sách thuế…

Ảnh minh họa

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 6 tháng đầu năm 2015, cả nước XK 454,5 nghìn tấn phân bón các loại, đạt 159,4 triệu USD, giảm 17,9% về lượng và giảm 17,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Campuchia dù là thị trường nhập khẩu phân bón từ Việt Nam nhưng 6 tháng qua, thị trường này nhập khẩu giảm đến 38,8% về lượng và giảm 37,78% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường XK lớn thứ hai là Hàn Quốc cũng giảm 5,26% về lượng.

Ông Lê Quốc Phong- Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền- đơn vị XK phân bón lớn sang Campuchia- cho biết: So với cùng kỳ năm ngoái, lượng XK phân bón của công ty sang ở Campuchia đã giảm khoảng 10%. Nguyên nhân do thời tiết Campuchia bị hạn hán kéo dài dẫn tới việc canh tác gặp khó khăn, nhu cầu phân bón giảm. Tại thị trường Myanmar, lượng XK vào thị trường này không tăng do lạm phát rất cao, biến động tỷ giá lớn.

Ngoài thị trường XK bị thu hẹp, các doanh nghiệp phân bón trong nước còn gặp khó do chính sách thuế mới. Từ ngày 1/1/2015, mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ khâu nhập khẩu đến khâu sản xuất, thương mại. Vì vậy, toàn bộ thuế GTGT đầu vào khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu và các dịch vụ khác để sản xuất phân bón sẽ không được khấu trừ mà phải tính vào chi phí sản xuất. Điều này làm tăng giá thành sản xuất phân bón trong nước, giảm khả năng cạnh tranh.

Nhận định về thị trường phân bón trong nước hiện nay, ông Bùi Thế Chuyên- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem)- cho rằng: Với diễn biến của thị trường phân bón như hiện nay, cùng với việc giá phân bón giảm sâu trong khi chi phí vận tải không giảm; sản xuất cung vượt cầu… doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, trong đó có Vinachem sẽ phải đối mặt với nhiều sức ép.

Một trong những thách thức lớn nhất là việc phân urê đang phải cạnh tranh với hàng giá rẻ nhập khẩu. Phân urê có nguồn gốc từ Trung Quốc với giá bán thấp đã khiến doanh nghiệp sản xuất trong nước khó tiêu thụ hàng hóa. Việc tăng nguồn cung cũng khiến thị trường bị bão hòa, tiêu thụ phân bón khó khăn hơn.

Trước thực tế này, các doanh nghiệp đã phải chủ động ứng phó. Ông Nguyễn Đức Ninh- Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc- cho hay: Nhà máy đã tiết giảm chi phí tối đa để sản phẩm có thể cạnh tranh sòng phẳng với hàng ngoại nhập từ Trung Quốc. Còn theo đại diện Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau, công ty vừa ký kết hợp đồng đại lý phân phối Đạm Cà Mau với đối tác tại Campuchia, khẳng định chiến lược mở rộng thị trường sang khu vực này. nt

Theo ước tính của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2015, thuế GTGT không được khấu trừ đã làm tăng chi phí của các đơn vị sản xuất phân bón là 373,6 tỷ đồng.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Bình ổn thị trường phân bón

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/12: Cao su giao dịch sôi động trong ngày thị trường nghỉ lễ Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/12: Giá dầu đảo chiều hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay 24/12: Giá cà phê Robusta tăng nhẹ, dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc