PGS. TS. Bùi Hoài Sơn: Khai thác giá trị của dân tộc để không là bản sao mờ của một nền văn hóa khác

Những bài học từ hội nhập giúp chúng ta có thêm sự tự tin bằng cách khai thác giá trị văn hóa dân tộc và không trở thành bản sao mờ của nền văn hóa khác.
Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm để bảo tồn văn hoá Sớm báo cáo việc Hiệu trưởng Đại học Kinh tế cầm quyền trượng ở lễ trao bằng tốt nghiệp đại học

Ngày 29/7, trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức trao bằng tốt nghiệp chính quy năm 2022 cho gần 1.000 tân cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Hiệu trưởng trường này mặc áo choàng nhung đỏ, đội mũ đỏ và đi găng tay đồng màu, cầm quyền trượng màu vàng và mang vòng cổ lớn màu trắng. Thành viên ban nghi lễ mặc áo nhung đỏ - đen, mũ màu đen và sử dụng găng tay trắng.

Ngay sau khi hình ảnh lễ tốt nghiệp tại trường Đại học Kinh tế được đăng tải, dư luận đã bùng nổ tranh cãi với các ý kiến trái chiều xoay quanh câu chuyện trang phục lễ tốt nghiệp của trường này.

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn: Khai thác giá trị của dân tộc để không là bản sao mờ của một nền văn hóa khác

Từ góc độ nghiên cứu văn hóa, PGS. TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã nêu quan điểm rằng, đây là một biểu hiện hết sức bình thường của một hiện tượng, mà những người trong nghề gọi là tiếp biến văn hóa.

Theo đó, quá trình tiếp nhận văn hóa có một quy luật là, đầu tiên sẽ là tiếp nhận nguyên vẹn theo hiểu biết và cảm nhận của người trong cuộc, sau đó sẽ là Việt Nam hóa những nội dung và hình thức của hiện tượng văn hóa nước ngoài đó.

Dẫn chứng cho sự tiếp biến văn hóa, PGS. TS. Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh, chúng ta đã từng chứng kiến khá nhiều những hiện tượng tương tự khi chứng kiến âm nhạc, kịch nói... phương Tây được đưa vào Việt Nam. Đầu tiên là nhạc Tây, lời Tây, sâu dần là nhạc Tây, lời ta và cuối cùng là những ca khúc hoàn toàn Việt Nam. Kịch nói cũng đi theo hướng tương tự như vậy.

Nói như thế để chúng ta hiểu rõ ràng hơn về những hiện tượng nước ngoài đưa vào Việt Nam được biến đổi như thế nào để khi phân tích, lý giải, chúng ta không bị sa đà vào một hiện tượng nào cả, mà sẽ tìm ra những nguyên nhân mang tính bản chất của nó, để từ đó có những giải pháp mang tính tổng thể”- PGS. TS. Bùi Hoài Sơn cho hay.

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn: Khai thác giá trị của dân tộc để không là bản sao mờ của một nền văn hóa khác
PGS. TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội

Đối với sự kiện trang phục tại lễ tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế, PGS. TS. Bùi Hoài Sơn nêu ý kiến, có thể xuất phát từ người tổ chức sự kiện mong muốn có một buổi lễ bắt mắt, xứng tầm với một buổi lễ trọng đại đối với nhiều sinh viên. Cách thức tiến hành được mô phỏng theo những gì mà những người tổ chức trải nghiệm hoặc hình dung được về một buổi lễ tương tự.

Trên thực tế, PGS. TS. Bùi Hoài Sơn chỉ ra, ở Việt Nam cũng như rất nhiều nước, lễ tốt nghiệp kiểu này là một hình thức tổ chức sự kiện mới.

Theo đó, cách thức tổ chức kiểu này chủ yếu tồn tại ở các trường đại học theo phong cách Anh Mỹ, ở đó, cái áo choàng là biểu tượng của dân chủ trong học thuật, có độ dài và màu sắc lại khác biệt giữa các ngành học, mũ thường có hình vuông, tượng trưng cho sách vở, cho thành tựu trong sự học (có thể có loại mũ tròn dành cho tiến sĩ), hay cây quyền trượng tượng trưng cho uy quyền, trong buổi lễ có nghĩa là đi kèm với người với chức vụ cao nhất trong buổi lễ, và trong đại học hàm ý duy trì truyền thống học thuật và uy quyền đối với những người đến đó theo học.

Tất cả những điều đó là mới mẻ ở Việt Nam”- PGS. TS. Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh. Khi chúng ta chưa có truyền thống này thì cách tiếp biến văn hóa đầu tiên vẫn là bắt chước. Sao chép nguyên xi là cách làm đơn giản nhất, và thường hiện nay, nhiều người sẽ sáng tạo ra theo cách phù hợp hơn với môi trường, điều kiện của mình.

Đánh giá về trang phục tốt nghiệp của Trường Đại học Kinh tế, PGS. TS. Bùi Hoài Sơn cho rằng đang làm theo đúng quy luật này. Về mặt luật pháp, họ không sai. Không có điều luật nào xử phạt nếu họ tổ chức một sự kiện với cách ăn mặc như vậy. “Song điều chúng ta có thể bàn ở đây là nếu họ biết kết hợp hài hòa hơn những giá trị truyền thống trong buổi lễ thì dư luận sẽ không ồn ào đến thế”- PGS. TS. Bùi Hoài Sơn chia sẻ.

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn lấy ví dụ, chúng ta vẫn thấy các buổi trao bằng, lễ tốt nghiệp, nhiều học sinh, sinh viên, học viên cao học hay tiến sĩ vẫn sử dụng áo thụng, mũ vuông như cách thể hiện sự trang trọng, song ít khi thấy ai có ý kiến phản đối gì. Chỉ khi điều này bị thực hiện một cách thái quá, xa rời những giá trị dân tộc thì dư luận mới thực sự dậy sóng.

“Chiếc áo không làm nên thầy tu”, nhưng cũng nghe nói “y phục xứng kỳ đức”- PGS. TS. Bùi Hoài Sơn khẳng định. Theo ông, trang phục rất nhiều khi thể hiện trình độ văn hóa của một người. Chính vì thế, việc thận trọng trong cách ăn mặc, nhất là phải phù hợp với văn hóa dân tộc, cần được xem là một nguyên tắc ứng xử.

Qua bài học này, theo PGS. TS. Bùi Hoài Sơn, quá trình tiếp biến văn hóa của chúng ta có thêm một ví dụ sinh động để từ đó, chúng ta có những bài học cho quá trình hội nhập quốc tế, giúp chúng ta có thêm sự tự tin văn hóa bằng cách khai thác giá trị văn hóa dân tộc, và không trở thành bản sao mờ của một nền văn hóa khác trên chính đất nước của mình.

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Mùa Xuân trên con đường Trường Sơn Tây huyền thoại

Mùa Xuân trên con đường Trường Sơn Tây huyền thoại

Phú Thọ tổ chức chương trình

Phú Thọ tổ chức chương trình '50 năm bản hùng ca mùa xuân'

Liverpool vô địch Ngoại hạng Anh, khẳng định vị thế thống trị

Liverpool vô địch Ngoại hạng Anh, khẳng định vị thế thống trị

Kết quả bóng đá ngày 28/4: Liverpool vô địch Ngoại hạng Anh

Kết quả bóng đá ngày 28/4: Liverpool vô địch Ngoại hạng Anh

Lịch thi đấu bóng đá ngày 28/4: Lazio đấu với Parma

Lịch thi đấu bóng đá ngày 28/4: Lazio đấu với Parma

Sắc đỏ cờ Tổ quốc tung bay trên bầu trời Đà Nẵng

Sắc đỏ cờ Tổ quốc tung bay trên bầu trời Đà Nẵng

Đà Nẵng chào đón chuyến bay đầu tiên từ Tashkent (Uzbekistan)

Đà Nẵng chào đón chuyến bay đầu tiên từ Tashkent (Uzbekistan)

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

Nhận định trận Liverpool và Tottenham, 22h30 ngày 27/4, Ngoại hạng Anh

Nhận định trận Liverpool và Tottenham, 22h30 ngày 27/4, Ngoại hạng Anh

Nhận định trận Bournemouth và MU, 20h00 ngày 27/4, Ngoại hạng Anh

Nhận định trận Bournemouth và MU, 20h00 ngày 27/4, Ngoại hạng Anh

Sầm Sơn rực rỡ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2025

Sầm Sơn rực rỡ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2025

Lịch thi đấu bóng đá ngày 27/4: Bournemouth đấu với MU

Lịch thi đấu bóng đá ngày 27/4: Bournemouth đấu với MU

Kết quả bóng đá ngày 27/4: Barcelona vô địch Cúp Nhà Vua

Kết quả bóng đá ngày 27/4: Barcelona vô địch Cúp Nhà Vua

Sinh viên Mỹ thuật “vẽ” tình yêu với Thủ đô Hà Nội

Sinh viên Mỹ thuật “vẽ” tình yêu với Thủ đô Hà Nội

Delight Park Đà Lạt: Không gian trải nghiệm độc đáo tại Thành phố ngàn hoa

Delight Park Đà Lạt: Không gian trải nghiệm độc đáo tại Thành phố ngàn hoa

HLV đội bóng áo lính nói về chiến thắng dịp 30/4

HLV đội bóng áo lính nói về chiến thắng dịp 30/4

Van Phuc City tổ chức đại tiệc nhạc nước, pháo hoa 30/4

Van Phuc City tổ chức đại tiệc nhạc nước, pháo hoa 30/4

Kết quả bóng đá ngày 26/4: PSG thua thảm

Kết quả bóng đá ngày 26/4: PSG thua thảm

Lịch thi đấu bóng đá ngày 26/4: Nam Định và Bình Dương

Lịch thi đấu bóng đá ngày 26/4: Nam Định và Bình Dương

Vĩnh Phúc khai mạc Du lịch hè 2025: ‘Một hành trình vạn trải nghiệm’

Vĩnh Phúc khai mạc Du lịch hè 2025: ‘Một hành trình vạn trải nghiệm’