Chủ nhật 29/12/2024 09:18

Petrovietnam vượt thách thức, hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tích cực góp những gam màu sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế.

Ngày 16/12, Báo Lao Động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tổ chức tọa đàm trực tuyến "Petrovietnamvề đích sớm kế hoạch 2023, hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng".

Mục đích của buổi tọa đàm là để làm sâu sắc hơn những nỗ lực, thành quả của Petrovietnam đóng góp cho nền kinh tế; làm rõ hơn những mục tiêu, khát vọng, tiềm năng trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Các đại biểu trao đổi tại tọa đàm

Ông Trần Quang Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy, Trưởng ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp PVN cho biết, năm 2023 là năm vô cùng khó khăn và khắc nghiệt, tác động lớn đến PVN.

Tập đoàn đã nhìn nhận, xem xét đánh giá khách quan, chủ quan để có những giải pháp mang tính hệ thống, biện pháp tăng trưởng và hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất năm 2023.

This browser does not support the video element.

Tập đoàn PVN năm 2023 có 5 lĩnh vực hoạt động chính là tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, khí, điện, chế biến và phân phối, dịch vụ kỹ thuật dầu khí.

Trong 5 lĩnh vực chính thì có 4/5 lĩnh vực có động lực tăng trưởng khó khăn do đà suy giảm tự nhiên, điều kiện, cơ chế không phù hợp, năm 2023 giá dầu trung bình trên thế giới thấp hơn trên 18% năm 2022.

Ông Trần Quang Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy, Trưởng ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp PVN

Kinh tế khó khăn dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm năng lượng không đạt yêu cầu, công nghiệp khí không được huy động cũng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khiến động lực tăng trưởng suy giảm…

Tập đoàn PVN đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp với hệ giá trị cốt lõi đó là "khát vọng, trí tuệ, chuyên nghiệp, nghĩa tình". Các hệ giá trị này sẽ được chuyển hóa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, gắn với từng người, từng tổ chức.

Các doanh nghiệp dầu khí dưới sự điều hành của tập đoàn đã về đích sớm kế hoạch năm 2023. Nhưng doanh nghiệp cũng đặt ra mục tiêu tăng trưởng ngay trong năm 2023. Việc này nhằm tạo đà, khả năng chuyển tiếp cho giai đoạn phát triển mới như tìm kiếm, bổ sung các động lực mới, làm mới động lực cũ…

Ông Hoàng Xuân Dương - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP)

Ông Hoàng Xuân Dương - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) chia sẻ, năm 2023 là năm sau hơn 10 năm sản lượng khai thác của đơn vị không bị giảm và bằng năm 2022. Nhưng với thành công chặn đứng được sự suy giảm thì cũng sẽ là áp lực rất lớn với PVEP là tăng trưởng thời gian tới và không bị tái suy giảm.

"Cùng với các giải pháp tiếp tục phát huy những gì đã đạt được, tổng công ty cần tìm kiếm động lực mới để năm 2024 gia tăng trữ lượng 4 triệu tấn", ông Hoàng Xuân Dương cho hay.

Ông Hoàng Xuân Dương cũng cho biết, đơn vị đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ để vận hành khai thác cũng như nâng cấp các trang thiết bị để tăng sản lượng khai thác. PVEP tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò, bổ sung mỏ mới và đưa mỏ mới vào khai thác để đảm bảo khai thác tốt hơn cho những năm sau.

Ông Nguyễn Việt Thắng - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn trao đổi tại tọa đàm

Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động, ông Nguyễn Việt Thắng - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cho biết, đơn vị đảm bảo công tác vận hành sản xuất, đảm bảo nguồn nhiên liệu, năng lượng quốc gia, với công suất thiết kế 6,5 triệu tấn dầu thô, sản phẩm, đáp ứng 30% nhu cầu quốc gia.

Ông Thắng cho hay, trong 15 năm qua, doanh nghiệp liên tục tăng trưởng công suất, đưa ra thị trường 7,3 triệu tấn xăng dầu các loại, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng trong nước trong khi thị trường thế giới diễn biến phức tạp, căng thẳng địa chính trị.

Năm 2023, doanh nghiệp cũng đã hoàn thành xuất sắc chỉ số sản xuất, sản lượng, hiệu quả sản xuất, doanh thu khoảng 147.000 tỷ đồng, lợi nhuận 67.000 tỷ đồng, vượt các chỉ tiêu đặt ra, đóng góp cho thành công chung của tập đoàn, ngành dầu khí quốc gia.

Ông Cao Hoài Dương - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty dầu Việt Nam (PVOIL)

Chia sẻ về hoạt động trong lĩnh vực thương mại, bán lẻ, ông Cao Hoài Dương - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty dầu Việt Nam (PVOIL) cho biết, trong bối cảnh xu hướng chuyển đổi số, đơn vị rất chú trọng việc ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số vào trong các hoạt động kinh doanh của mình. Điều này hướng đến 2 mục tiêu là quản trị và nâng tầm trải nghiệm của khách hàng, qua đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của PVOIL.

"Hiện khách hàng đến PVOIL có rất nhiều phương thức thanh toán: Tiền mặt, thẻ tín dụng, mã QR. Chúng tôi cũng đang thí điểm ứng dụng và sắp tới cũng sẽ áp dụng trên toàn bộ hệ thống. Theo đó, khách hàng ngồi trong xe có thể mua hàng bằng giọng nói mà không phải mở cửa xe. Hay với khách hàng công nghiệp như đơn vị vận tải sở hữu số lượng xe lớn, đơn vị cũng có phần mềm không chỉ giúp khách hàng thanh toán đơn giản, thuận tiện mà còn giúp khách hàng quản trị", ông Cao Hoài Dương chia sẻ.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Petrovietnam nêu thông điệp để đổi mới giá trị cốt lõi

Đường dây 500kV giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 về đích

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân

Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng

VCCI góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Điện lực

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân thành phố Đà Nẵng

Bình Thuận hướng đến mục tiêu trung tâm năng lượng quốc gia như thế nào?

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng

Bộ Công Thương: Sẽ thu hồi các khoản giá FIT ưu đãi đối với dự án điện hưởng không đúng quy định

Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Tổng công ty Đông Bắc 30 năm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon còn gặp khó vì thủ tục

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước