Thứ năm 19/12/2024 23:02

PC Thái Bình tăng cường số hóa trong công tác quản lý

Thực hiện lộ trình chuyển đổi số của ngành điện, thời gian qua, PC Thái Bình đã tăng cường triển khai số hóa trong công tác quản lý kỹ thuật.

Số hóa dữ liệu quản lý kỹ thuật trên chương trình Ứng dụng phần mềm quản lý kỹ thuật (PMIS) được xây dựng trên nền tảng số hóa toàn bộ cơ sở dữ liệu lưới điện theo dạng cây, sơ đồ nguyên lý, chi tiết đến từng vị trí, làm cơ sở cho việc cập nhật dữ liệu và liên kết với các chương trình khác thay thế cho các công việc trước đây thực hiện bằng giấy tờ, thủ công có tính chất định kỳ, lặp lại gây khó khăn cho công tác lưu trữ và tổng hợp dữ liệu.

Việc khai thác hiệu quả chương trình PMIS và đồng bộ với các chương trình ứng dụng khác đã từng bước nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý kỹ thuật, tăng năng suất lao động và thông qua ứng dụng sổ nhật ký điện tử, biên bản nghiệm thu điện tử và quản lý hồ sơ dự án điện tử. Công tác chuẩn hóa lưới điện và cân pha đường dây các trạm biến áp cập nhật trên phần mềm mang lại hiệu quả giảm tổn thất điện năng một cách rõ rệt.

Trong công tác sửa chữa, bảo dưỡng, khai thác hiệu quả thiết bị, đơn vị đã triển khai áp dụng sửa chữa theo phương pháp tiên tiến như RCM (bảo dưỡng theo độ tin cậy) đối với hệ thống lưới điện và thực hiện áp dụng CBM (sửa chữa, bảo dưỡng theo tình trạng thiết bị) với 11 loại thiết bị trung áp đảm bảo tỷ lệ theo các tháng.

Chuyển đổi số đã được PC Thái Bình áp dụng trong nhiều thủ tục hành chính. Ảnh: EVN

Tổng số toàn bộ thiết bị còn lại đang được thực hiện theo kế hoạch, đơn vị đã tiến hành thí nghiệm định kỳ máy biến áp, tiếp địa đường dây, kịp thời phát hiện và thay thế các máy biến áp có chỉ số CHI xấu, lập kế hoạch bảo dưỡng các máy biến áp tại hiện trường, góp phần nâng cao độ tin cậy, giảm sự cố trên lưới điện. Cùng với đó, việc đưa các thiết bị như camera nhiệt, flycam để phục vụ kiểm tra hệ thống điện cũng được triển khai thuận tiện, an toàn.

Tất cả công tác kiểm tra định kỳ đến sửa chữa lưới điện đều được lưu trữ trên hệ thống điện tử và theo dõi trên phần mềm, quá trình thi công sửa chữa, đầu tư, nâng cấp cải tạo hệ thống điện đều có các phương tiện, máy móc hiện đại hỗ trợ nhằm nâng cao tính chính xác, an toàn và đẩy nhanh tiến độ.

Có thể khẳng định, việc thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số trong công tác quản lý kỹ thuật tại PC Thái Bình không chỉ mang lại cho ngành điện và khách hàng sử dụng điện tối đa các tiện ích mà còn góp phần vào công cuộc xây dựng nền kinh tế số, xã hội số, thúc đẩy, thay đổi mạnh mẽ trong quản trị và sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh bán điện, tạo sức bật lớn trên hành trình xu thế phát triển của thời đại công nghệ 4.0

Về việc áp dụng chữ ký số khi ban hành văn bản: Trong năm 2023, PC Thái Bình đã ban hành trên 4.000 văn bản gửi đến các đơn vị trong và ngoài ngành với tỷ lệ 100 % được ký số, lưu hành trên môi trường mạng. Trong 9 tháng đầu năm 2024, đơn vị cũng đã ban hành gần 3.000 văn bản được ký số.

Trong đó, hệ thống văn bản liên thông giữa các đơn vị khác ngoài ngành điện đến công ty cũng đã triển khai hiệu quả. Từ đó, PC Thái Bình đã nỗ lực thay đổi phương thức làm việc, từ thủ công sang “số hóa”, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về công nghệ, nhân lực, trang thiết bị; công tác quản trị văn phòng hiện nay đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo của doanh nghiệp, thay đổi phương thức làm việc và cách thức phục vụ khách hàng.

Sử dụng văn phòng điện tử trong quá trình xử lý văn bản đi/đến (trừ văn bản mật và văn bản không sử dụng chữ ký số) PC Thái Bình triển khai văn bản ngay trên máy tính và các thiết bị di động, đã mang lại nhiều lợi ích trong công tác quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Sử dụng chữ ký số đã đơn giản hóa và tiện lợi hơn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. Từ đó, tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí trong quá trình sản xuất. Với nhiều ưu điểm vượt trội so với chữ ký thủ công truyền thống, chữ ký số cho phép lãnh đạo công ty có thể ký văn bản, hóa đơn, hợp đồng… mọi lúc, mọi nơi bằng phương thức trực tuyến.

Thông qua đó, các bên tham gia ký kết có thể trao đổi thông tin, tài liệu nhanh chóng và chính xác hơn, không phải đi lại phục vụ cho quá trình ký kết trực tiếp như trước.

Đặc biệt, chữ ký số đã được pháp luật công nhận là có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay thông thường (quy định chi tiết về những điều kiện đảm bảo giá trị pháp lý của chữ ký số được thể hiện tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP).

Với đặc trưng nổi bật là sở hữu tính bảo mật cao, việc sử dụng chữ ký số giúp đơn vị có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các giao dịch điện tử. Nhờ đó tránh được những rủi ro không đáng có như thiếu sót tài liệu hay bị tiết lộ thông tin quan trọng ra bên ngoài.

Cùng với đó là việc PC Thái Bình hoàn thành lắp đặt 740 ngàn công tơ điện tử có khả năng đo xa trong tổng số 747.154 công tơ (chiếm 99,04% công tơ đang vận hành trên lưới) thì việc phát triển chữ ký số và văn phòng điện tử càng phát huy tính năng kết nối vượt trội của các phần mềm quản lý; xen kẽ hỗ trợ lẫn nhau để quản trị toàn diện, mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Thời gian tới, PC Thái Bình tiếp tục ứng dụng thực hiện đồng bộ hệ thống văn phòng điện tử, đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số, chuyển đổi số trên mọi mặt đời sống và quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, tích cực góp một phần công sức của mình để Tổng công ty Điện lực miền Bắc sớm trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025.

Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Thương mại Sơn La tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Công ty Thủy điện Sông Bung chúc mừng 80 năm ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Thanh Hóa: Kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập TP. Thanh Hóa

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Cần Thơ: Giao 17 tỷ đồng đầu tư công trung hạn cho bệnh viện tim mạch

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Gia Lai tiếp nhận tài trợ 60 căn nhà tình thương trị giá hơn 4 tỷ đồng

Sở Công Thương Thanh Hóa phối hợp triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững

Cần Thơ: 5.000 hoa đăng thắp sáng tại ngày hội du lịch quận Ninh Kiều

Quảng Nam: Giao lưu 'Vang mãi bản hùng ca quyết thắng'

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Thái Bình: Chỉ số DDCI năm 2024 tiếp tục được cải thiện so với năm 2023

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Quảng Bình: Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm

Ông Bùi Đức Hinh được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Thanh Hóa: Nhiều kết quả ấn tượng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao