Thứ năm 14/11/2024 08:25

Ông Dương Văn Trang làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh Kon Tum

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Kon Tum gồm 15 thành viên, do ông Dương Văn Trang - Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum làm Trưởng ban chỉ đạo.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum vừa có quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Kon Tum.

Theo đó, Ban chỉ đạo do ông Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum làm Trưởng Ban.

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum - ông Dương Văn Trang làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Kon Tum

5 Phó trưởng ban Chỉ đạo gồm ông U Huấn, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh (Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo); ông A Pớt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Huỳnh Tấn Phục, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; bà Y Thị Bích Thọ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và Đại tá Nguyễn Hồng Nhật, Giám đốc Công an tỉnh.

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Kon Tum có 9 Ủy viên gồm: Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; Chánh Văn phòng Tỉnh ủy; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Chánh Thanh tra tỉnh; Phó Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy.

Theo quyết định, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác theo Quy định số 67-QĐ/TW ngày 02/6/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

Thường trực Ban Chỉ đạo gồm Trưởng ban và các Phó Trưởng ban. Ban Chỉ đạo có con dấu riêng theo quy định và sử dụng tài khoản của Văn phòng Tỉnh ủy để phục vụ hoạt động.

Ban Nội chính Tỉnh ủy là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của Ban Chỉ đạo khi ban hành các văn bản với tư cách là Cơ quan Thường trực.

Trước đó, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành Quy định số 67 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh có quyền yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ, cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền của địa phương báo cáo công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; về xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực; việc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý.

Yêu cầu các cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của địa phương kết luận, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Trực tiếp chỉ đạo về chủ trương xử lý đối với một số vụ án, vụ việc cụ thể hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền xem xét lại việc giải quyết hoặc giải quyết lại nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh có quyền yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ và các cơ quan chức năng của địa phương trong quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, nếu phát hiện vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, cấp uỷ các cấp quản lý thì kịp thời báo cáo cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp uỷ quản lý cán bộ đó để chỉ đạo xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan đến uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ, thành uỷ, uỷ ban kiểm tra thuộc cấp uỷ quản lý cán bộ đó để kiểm tra, xử lý theo quy định của Đảng.

Trường hợp phát hiện vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương theo quy định, đồng thời báo cáo thường trực tỉnh uỷ, thành uỷ và Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, thi hành án, nếu phát hiện sai phạm có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo thẩm quyền, không chờ đến khi kết thúc mới chuyển.

Duy Nguyễn - Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Phát động Giải báo chí phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ 5

Cần Thơ: Phát động đợt thi đua cao điểm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc

Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc

Quảng Ngãi: Gió lốc làm tốc mái hàng chục ngôi nhà ở thị xã Đức Phổ

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình chuyên đề xây dựng nông thôn mới

Ông Ngô Công Thức được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Gia Lai: Ngầm tràn ngập do mưa lớn kéo dài khiến 200 hộ dân bị cô lập

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án Đường sắt đô thị tuyến sân bay Đà Nẵng - biển Mỹ Khê-Depot

Thái Bình: 4 nhân sự lãnh đạo được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới

Ngày 19/11 sẽ khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Việt Nam) – Pa Háng (Lào)

Ban Bí thư kỉ luật cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình Nguyễn Viết Hiển

Quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Quảng Ninh: Đề xuất chiến lược mở cửa rộng rãi cho du khách tham quan vịnh Bái Tử Long

Hà Giang công bố tân Trưởng ban, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Lai Châu: 5.800 hộ nông dân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Cà Mau: Khánh thành bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Đẩy nhanh công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát cho dân

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Quảng Ninh: Đảm bảo an sinh xã hội toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau