Thứ ba 05/11/2024 19:20

Nới chỉ tiêu tăng trưởng, tín dụng năm 2021 ước tăng 14%

Với mức tăng trưởng tín dụng tính đến 22/12/2021 đạt 12,68%, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, tín dụng đã tăng khoảng 14,57% so với cùng kỳ và ước cả năm nay, tăng trưởng tín dụng xấp xỉ đạt 14%.

Chia sẻ với báo giới sáng 28/12, Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 nhưng tín dụng toàn nền kinh tế tăng ngay từ đầu năm và cao hơn so cùng kỳ năm 2020. Năm 2021, mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 12%. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi và thực hiện các chương trình kéo dài thời gian trả nợ, cho vay mới, Ngân hàng Nhà nước đã nới thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.Tính đến 22/12/2021, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,68% so với cuối năm 2020, tăng khoảng 14,57% so với cùng kỳ năm 2020.

Dư nợ tín dụng đối với 23 chương trình tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội đến 30/11/2021 đạt 245.199 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 2020, với hơn 6,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: năm 2021, tín dụng toàn nền kinh tế tăng ngay từ đầu năm và cao hơn so cùng kỳ năm 2020

Về hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch Covid-19, NHNN cho biết, đến 20/12/2021, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ lũy kế từ khi có dịch khoảng 607.000 tỷ đồng. Hiện có khoảng 775.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch được cơ cấu lại nợ, với dư nợ trên 296.000 tỷ đồng.

Thông tin thêm về nguồn vốn của ngân hàng tới nền kinh tế, đại diện Vụ Tín dụng- NHNN cho biết, trong năm 2021, tín dụng vẫn tiếp tục "chảy" vào 5 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp - nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao. 5 lĩnh vực này đều đạt mức tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung so với năm 2020; trong đó lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao đều tăng trưởng trên 2 con số.

Năm 2021, các tổ chức tín dụng đã thực hiện miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,96 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ hơn 3,87 triệu tỷ đồng. Tổng số tiền lãi lũy kế đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 34.900 tỷ đồng. Cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt trên 7,4 triệu tỷ đồng cho khoảng trên 1,3 triệu khách hàng.​

Đại dịch đã khiến nợ xấu có xu hướng nhích nhẹ so với năm trước, con số được NHNN đưa ra cho thấy tỷ lệ nợ xấu nội bảng hiện là 1,9% tăng 0,21 điểm% so với cuối năm trước; nợ xấu nội bảng và nợ đã bán cho VAMC chưa xử lý là 3,79%; nợ xấu nội bảng cùng với nợ đã bán cho VAMC và nợ tiềm ẩn đã cơ cấu theo Thông tư 01, 03 ,14 là 8,2%. ''Nợ xấu tăng là điều không mong muốn nhưng đây là bất khả kháng do bối cảnh đại dịch Covid-19'', Phó Thống đốc Đào Minh Tú bày tỏ.

Tín dụng năm 2022 được ngành ngân hàng dự kiến đặt mục tiêu tăng trưởng 14% với việc vẫn tiếp tục dành nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp và các lĩnh vực ưu tiên và sẽ kiểm soát chặt việc cho vay tới các lĩnh vực rủi ro. Lãnh đạo NHNN khẳng định, cơ quan này sẽ sẽ mở rộng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lên khoảng 14% và có thể linh hoạt điều hành theo tín hiệu thị trường. Việc phân bổ tín dụng vào các lĩnh vực sẽ được thực hiện theo các công cụ hạn mức tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng và các phương án điều hành khác. Và tín dụng vẫn sẽ tiếp tục được tập trung cho lĩnh vực ưu tiên, khó khăn của nền kinh tế do tác động của đại dịch. Không tập trung vốn cho những lĩnh vực không ưu tiên như bất động sản bao gồm đầu cơ, vốn cho dự án lớn với rủi ro hệ số cao; đầu cơ, tăng trưởng nóng không giúp thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh, ổn định… “NHNN đã phê duyệt chương trình giám sát 2022, theo đó sẽ thanh tra giám sát vốn vào một số lĩnh vực không an toàn, đảm bảo an toàn hệ thống. Chúng tôi sẽ có biện pháp giám sát chặt chẽ dòng tiền tín dụng chảy sang lĩnh vực bất động sản và chứng khoán''” - Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.

Nói rõ hơn, Phó Thống đốc cho biết, đối với lĩnh vực bất động sản nhà ở phục vụ nhu cầu tiêu dùng chính đáng, NHNN vẫn sẽ ưu tiên và tạo điều kiện. Còn những bất động sản mang tính đầu cơ hoặc thuộc dự án lớn có độ rủi ro cao vẫn sẽ được giám sát chặt chẽ.

Bên cạnh đó, nguồn vốn phục vụ cho thị trường phát chứng khoán phát triển lành mạnh, ổn định cũng sẽ được hỗ trợ phát triển. Ngược lại, nguồn vốn phục vụ cho mục đích đầu cơ, tạo ra sự bất ổn của thị trường cũng sẽ bị kiểm soát.

Trước sự quan tâm của xã hội về việc liệu có tiếp tục giảm lãi suất trong năm năm 2022 hay không, đại diện Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết: Lãi suất sẽ được điều hành phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ. Năm 2021 mặt bằng lãi suất đã được NHNN giảm, xu hướng này từ 2020 (giảm 1%), năm 2021 giảm 0,82%. Với xu hướng giảm như vậy, riêng 5 lĩnh vực ưu tiên đã được các tổ chức tín dụng cho vay thực bình quân là 4,32%, thấp hơn trần NHNN đề ra 4,5% và thấp hơn với mặt bằng các nước ASEAN. Theo đại diện Vụ Chính sách tiền tệ, năm 2022, với tình hình lạm phát và áp lực lạm phát toàn cầu, kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, xuất nhập khẩu chiếm gần 200% GDP. Các ngân hàng trung ương trên thế giới đều có xu hướng thu hẹp nới lỏng tiền tệ và tăng lãi suất. Bối cảnh đó để duy trì lãi suất không thay đổi là áp lực rất lớn. Tuy nhiên, lãnh đạo NHNN cho biết, vẫn khuyến khích các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện giảm chi phí vốn cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.

Thuỳ Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HDBank... được vinh danh Thương hiệu Quốc gia

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số 'vượt trội' Techcombank Mobile

Thẻ trả góp Muadee tung ‘Deal khủng’ cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY

SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ, tăng 46,6%