Thứ bảy 23/11/2024 11:15

“Nở rộ” thiết bị công nghệ cao phục vụ gian lận trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 đang cận kề, đây cũng là thời điểm “nhạy cảm” của thị trường thiết bị công nghệ cao phục vụ gian lận thi cử.

Từ “tai nghe siêu nhỏ” đến camera cài cúc áo

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Công Thương, trên các trang mạng xã hội, nhiều cửa hàng online gần đây đăng tải nhiều thông tin rao bán các thiết bị công nghệ cao phục vụ gian lận thi cử. Một số loại phổ biến như tai nghe không dây dạng hộp diêm, điện thoại Nokia 1080, hay dạng thẻ ATM, tai nghe hạt từ siêu nhỏ, tai nghe hạt đậu, camera ngụy trang cúc áo đọc chữ từ xa, chìa khóa... hay thậm chí là dán vai, hoặc đặt trong máy tính Casio để dễ qua mặt giám thị.

Tất cả được giới thiệu là micro nhạy, nghe to rõ, dùng trong nhiều giờ liên tục và có khả năng tự bắt máy. Đối với camera giấu kín siêu nhỏ, thường gặp là loại ngụy trang cúc áo.

Thiết bị "tai nghe siêu nhỏ" được giao bán công khai trên chợ mạng

Theo nhân viên của một Fanpage bán những thiết bị này cho biết: "Bên em có rất nhiều thiết bị, loại “sịn” hay dùng là tai nghe cài cổ áo. Loại này nghe sẽ nhỏ hơn các loại khác, có hai sim đi kèm. Giá 2,8 triệu đồng một máy. Giá thuê là 500.000 đồng/một ngày. Để sử dụng chỉ cần tìm một áo sơ mi cổ dày xíu, rạch cổ áo và nhét vào trong, hoặc có thể dán trực tiếp vào xương quai xanh".

Ngoài ra, người này cho biết còn có cả một loại “siêu hot” là thiết bị “tai nghe siêu nhỏ” dạng Nokia với các tính năng vượt trội như không sợ bị phát hiện, pin lâu, tự động nhấc máy, micro siêu nhạy và nghe to rõ ràng, có thể nhét sâu trong tai không sợ bị lộ.

Thiết bị có thể đàm thoại 2 chiều, với chế độ rung im lặng sẽ tự nhận cuộc gọi là truyền âm thanh lên tai. Ngồi trong phòng thi có thể nói nhỏ về cho người ở nhà. Giá cả bộ là 1,6 triệu đồng, thuê 300.000 đồng/một ngày", nhân viên cửa hàng nói.

Theo nhiều chủ cửa hàng bán thiết bị này, cứ đến mùa thi thì các thiết bị này lại “được mùa”. Quan trọng là nhu cầu của khách hàng ra sao, chứ đắt hay rẻ loại nào cũng có.

Thực tế, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, cửa hàng trực tuyến, các loại thiết bị này ngày càng được bán tràn lan và công khai. Chỉ cần gõ từ khóa “tai nghe siêu nhỏ” đã lập tức tìm được hàng trăm sản phẩm có xuất xứ đa dạng với giá chỉ từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng. Từ đó, nhiều thí sinh cũng có thể dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu nhiều loại thiết bị gian lận thi cử khác nhau.

Ngăn chặn gian lận thi cử

Để ngăn chặn, phòng, chống hành vi gian lận thi cử, đặc biệt là tội phạm sử dụng công nghệ cao buôn bán các loại thiết bị gian lận, mới đây, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP. Hải Phòng vừa phát hiện vụ mua bán thiết bị công nghệ cao nhằm mục đích gian lận trong thi cử.

Cụ thể, theo Công an TP. Hải Phòng, ngày 2/7, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ kỳ thi THPT Quốc gia năm 2022 trên địa bàn TP. Hải Phòng, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp cùng các lực lượng chức năng kiểm tra đối tượng P.Đ.Q (SN 2002, đăng ký thường trú tại phường Thành Tô, quận Hải An) đang mua bán thiết bị công nghệ cao phục vụ gian lận thi cử.

Tang vật thu giữ gồm: 15 bộ thiết bị tai nghe siêu nhỏ, 1 điện thoại Nokia đã được kết nối dây dẫn có gắn 1 micro nhỏ và 4 tai nghe siêu nhỏ dạng hạt từ, kích thước khoảng 2mm. Đối tượng khai, khi sử dụng, người dùng cho hạt tai nghe siêu nhỏ vào lỗ tai, điện thoại lắp sim và micro được giấu trong quần áo đế liên lạc ra ngoài phòng thi.

Điều tra mở rộng, cơ quan Công an đã triệu tập, đấu tranh với đối tượng Lê Xuân Tùng (32 tuổi, trú tại khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phú Ninh, tỉnh Phú Thọ) là người bán số thiết bị trên cho P.Đ.Q. Công an đã thu giữ tiếp 14 bộ thiết bị tai nghe siêu nhỏ, 3 camera ngụy trang cùng hàng trăm linh kiện điện tử để lắp ráp thành các thiết bị ghi âm, ghi hình phục vụ gian lận trong thi cử.

Hiện cơ quan Công an đang đấu tranh làm rõ hành vi của các đối tượng để xử lý theo qui định của pháp luật.

Các thiết bị công nghệ cao phục vụ gian lận thi cử bị cơ quan Công an thu giữ

Nhận định về vấn đề này tại hội nghị trực tuyến về công tác thi tốt nghiệp THPT 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức mới đây, Thiếu tướng Lê Minh Mạnh - Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) cho hay, tình trạng mua bán thiết bị ghi âm, ghi hình ngụy trang hiện vẫn còn tồn tại và tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng nhằm gian lận thi cử.

Thiếu tướng Lê Minh Mạnh lấy ví dụ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, A05 phát hiện vụ việc gian lận bằng thiết bị công nghệ cao và sau đó đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt 23 người.

Cụ thể, thí sinh đã sử dụng camera cúc áo quay chụp đề thi rồi chuyển hình ảnh ra bên ngoài. Một nhóm người nhận giải đề rồi đọc đáp án cho thí sinh này, kết nối qua tai nghe siêu nhỏ.

Các cơ quan chức năng cũng đã cảnh báo với Bộ Giáo dục và Đào tạo những thiết bị phát sóng điều khiển từ xa có thể thu nhận tín hiệu trong khoảng cách 20 - 25m.

Để đảm bảo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định các điểm thi phải bố trí phòng thi và nơi bảo quản vật dụng của thí sinh cách nhau tối thiểu 25m. Quy định này được đưa ra sau khi Cục A05 khuyến cáo tình trạng mua bán thiết bị ghi âm, ghi hình ngụy trang tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng nhằm gian lận thi.

Với sự nở rộ của các thiết bị này, sẽ khó tránh khỏi việc thí sinh cố tình mang theo các thiết bị công nghệ cao vào phòng thi nhằm thực hiện hành vi gian lận. Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần nâng cao trách nhiệm của giám thị coi thi, và cần có camera giám sát trong quá trình thi.

Chia sẻ về kinh nghiệm nhiều năm tham gia làm giám thị trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, chị Nguyễn Thu Trà - một giáo viên trên địa bàn Hà Nội cho biết, với sự tinh vi của các thiết bị công nghệ mà các thí sinh có thể mang vào phòng thi là áp lực lớn cho cán bộ coi thi. Song, việc phát hiện thí sinh gian lận trong phòng thi không phải là khó.

Nếu thí sinh có hành vi gian lận thì sẽ có những biểu hiện bất thường từ ánh mắt đến cử chỉ tay chân như hay liếc ngang dọc, hay thì thầm đọc nhẩm, và không tập trung vào làm bài. Đây là những biểu hiện rất dễ chú ý mà nếu tinh ý giám thị sẽ có thể phát hiện ra” - chị Trà cho biết.

Theo khuyến cáo của các thầy cô, dù thiết bị công nghệ có tinh vi đến đâu thì cũng có thể bị phát hiện, theo đó, các em cần thể hiện đúng sức học của mỗi người. Trong trường hợp gian lận, nếu bị phát hiện thì học sinh rất dễ chịu trách nhiệm pháp lý và ảnh hưởng lâu dài đến hình ảnh của các em về sau.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Bắc Giang: Quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Sẵn sàng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Trường Đại học Điện lực: Cầu nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Gần 4.000 học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm toả sáng trong đêm hội Hoa Tháng Năm

Cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Tăng cường chuyển đổi số, đổi mới tư duy trong đào tạo

Hà Tĩnh: ‘Thầy giáo Tây’ dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ nhỏ, mê cắt cỏ làm đẹp môi trường

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

LS Electric Việt Nam tài trợ trang thiết bị cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Cô giáo mang tuổi xuân 'gieo chữ' nơi sóng nước biển Đông

Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện 'Cùng em đến trường'

Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Cô giáo 20 năm 'trồng người' nơi sóng nước cực Nam Tổ quốc

Đà Nẵng: Lan tỏa mô hình ''Cổng trường bình yên''

Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

Lễ trao tặng danh hiệu 'Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú': Tôn vinh những 'người gieo chữ'