Chủ nhật 22/12/2024 12:35

‘Nợ nhà, nợ con’: Bài toán nan giải của thế hệ trẻ trong thời giá nhà tăng cao

Nhiều ý kiến cho rằng, giá nhà tăng cao khiến nhiều người trẻ ưu tiên kiếm tiền mua nhà, lo cho cuộc sống của bản thân thay vì xây dựng gia đình.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong khoảng hơn 30 năm qua, xu hướng hôn nhân và mức sinh ở nước ta thay đổi rất lớn. Tuổi kết hôn tăng mạnh, tỷ lệ kết hôn giảm làm mức sinh giảm tới một nửa trong hơn 30 năm qua. Đáng chú ý, xu hướng kết hôn muộn và không muốn sinh con hoặc sinh 1 con đang lan rộng trong các đô thị, nhất là ở những thành phố lớn như: Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh.

Mức sinh đã giảm rõ rệt từ 3,8 con vào năm 1989 xuống dưới mức 2 con vào năm 2023. Trong giai đoạn 2013-2023, trung bình mỗi năm dân số Việt Nam chỉ tăng khoảng 1 triệu người.

Số liệu từ báo cáo của Tổng cục Thống kê tháng 7 vừa qua cho thấy, độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu tại TP. Hồ Chí Minh là 30,4 tuổi, mức cao kỷ lục tại Việt Nam. Số con trung bình của một phụ nữ thành phố trong độ tuổi sinh đẻ chỉ 1,32 con.

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đề xuất ưu tiên hỗ trợ một lần khi mua nhà ở xã hội với cặp vợ chồng có hai con nhằm cải thiện tình trạng mức sinh thấp. Ảnh: Q.Nga

Về hiện trạng trên, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) lý giải, một trong những lý do chính khiến tỷ lệ kết hôn giảm, tuổi kết hôn cao hiện nay chính là về nỗi lo "cơm áo gạo tiền" và vấn đề giá nhà tác động. Khi giá nhà tăng cao, giá thuê nhà ở cũng tăng cao và gây nên áp lực lớn đến chi phí sinh hoạt của những gia đình trẻ tuổi. Vì thế, nhiều người trẻ hiện nay có suy nghĩ phải mua được nhà trước khi kết hôn hoặc sinh con, thế nhưng giá nhà đất tăng vọt khiến họ dành thời gian làm việc và kiếm tiền nhiều hơn mà bỏ lỡ "thời điểm vàng" để lập gia đình, sinh con. Thực tế này được thấy rõ thông qua các số liệu thống kê.

Để giải quyết vấn đề trên, tại các nước phát triển, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các biện pháp để khuyến khích người trẻ kết hôn, tăng tỷ lệ sinh sản. Trong đó, ngoài các chính sách về phúc lợi, phần lớn các biện pháp khuyến khích khác là trợ cấp bằng tiền mặt cho việc thuê, mua nhà. Dù vậy, tỷ lệ kết hôn và sinh con ở các quốc gia phát triển vẫn cải thiện rất chậm.

Đơn cử như tại Nhật Bản hỗ trợ các cặp đôi mới kết hôn một khoản 600.000 yên (hơn 130 triệu đồng) nhằm trang trải chi phí mua/thuê nhà mới, tiền đặt cọc, tiền chìa khóa, phí dịch vụ thông thường, phí môi giới, chi phí chuyển đến nơi ở mới và chi phí trả cho công ty chuyển nhà và người vận chuyển.

Tại thành phố Busan, Hàn Quốc, các cặp vợ chồng son cũng sẽ nhận 30 triệu won (khoảng 550 triệu) để đặt cọc mua nhà hoặc 800.000 won (hơn 14 triệu) mỗi tháng tiền trợ cấp thuê nhà trong 5 năm.

Còn tại nước có giá nhà cao nhất châu Á - Singapore, các cặp vợ chồng trẻ có thể nhận được trợ cấp nhà ở lên tới 80.000 SGD (khoảng 1,5 tỷ). Riêng nhóm mua nhà lần đầu là vợ chồng trẻ hoặc gia đình có con sẽ được ưu tiên khi có căn hộ mới.

Bất chấp những nỗ lực đó, tỷ lệ kết hôn và sinh con ở các quốc gia nói trên vẫn cải thiện rất chậm.

Trong khi tại Việt Nam, các biện pháp khắc phục tình trạng thúc đẩy kết hôn trước 30 tuổi và khuyến khích sinh thể hiện vẫn rất chung chung, chắc chắn sẽ khó có tác dụng như mong đợi.

Quay lại nội dung này, bà Phạm Thị Miền, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam thuộc VARS đánh giá, các biện pháp thúc đẩy kết hôn trước 30 tuổi và khuyến khích sinh hiện nay “còn chung chung và khó có tác dụng như mong đợi”. Phó viện trưởng đề xuất chính sách ưu tiên hỗ trợ mua nhà ở xã hội một lần với cặp vợ chồng sinh đủ hai con. Đặc biệt, giải pháp gốc rễ, theo VARS là giải quyết bài toán về nhà ở.

Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên viện trưởng Viện dân số và các vấn đề xã hội, Trường đại học Kinh tế quốc dân, giải pháp trọng tâm số một hiện nay là truyền thông thay đổi tư duy chính sách dân số. Bởi chính sách dân số từ 1956 đến nay đều truyền thông giảm sinh, mỗi cặp vợ chồng hai con.

Lúc này, chính sách dân số Việt Nam cần một bước ngoặt để duy trì mức sinh thay thế 2 con/phụ nữ bằng cách sửa chính sách giảm sinh như trước đây sao cho phù hợp với thực tại hiện nay. Tiếp theo là phát triển các dịch vụ để hỗ trợ các gia đình trẻ. Bởi hiện nay bố mẹ đều đi làm trong khi nhà trẻ 16h30 tan học, cha mẹ 17h mới tan làm thì ai đón con”, GS.TS Nguyễn Đình Cử cho biết.

Ngoài ra, theo GS.TS Nguyễn Đình Cử, hệ thống nhà trẻ mẫu giáo còn yếu và thiếu cũng khó hỗ trợ được cho các gia đình trẻ. Bên cạnh đó cần một số hỗ trợ, khuyến khích tại vùng mức sinh thấp, như chương trình 588 của Thủ tướng quy định hỗ trợ phụ nữ nuôi con, quay trở lại làm việc sau khi sinh con, hỗ trợ gia đình trẻ mua nhà ở xã hội hay thuê nhà ở, hỗ trợ chi phí giáo dục.

Theo một số chuyên gia, giá nhà ngày càng tăng cao, đẩy giá thuê tăng theo đã gây áp lực đến chi phí sinh hoạt của người dân. Tiền thuê nhà, sinh hoạt hàng tháng đã chiếm gần hết thu nhập khiến "nhiều cặp vợ chồng trẻ chỉ dám sinh một con hoặc trì hoãn việc sinh con". Như vậy, để đảm bảo an sinh và hỗ trợ các cặp vợ chồng trẻ trong chăm sóc con cái, chính sách ưu tiên mua nhà ở xã hội là rất cần thiết bởi đây là đối tượng có nhu cầu về nhà ở cao nhất.

Để giải quyết bài toán về nhà ở cho số đông người dân hay như tình trạng "nợ nhà, nợ con" vẫn đang diễn ra, Nhà nước cần nghiên cứu các chính sách can thiệp phát triển nhà ở vừa túi tiền. Đồng thời, trên cơ sở thực thi hành lang pháp lý mới, cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình phát triển dự án, giúp giá nhà hợp lý hơn. Phía doanh nghiệp cũng nên xây dựng chính sách về giá bán phù hợp với chi phí đầu tư. Đặc biệt là giải pháp gốc rễ giải quyết bài toán về nhà ở vừa túi tiền.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: nhà ở xã hội

Tin cùng chuyên mục

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025

Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Gia Lai: Lan tỏa chương trình 'bữa sáng yêu thương' cho học sinh nghèo

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Báo Công Thương đạt tốt về mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí

TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Khối doanh nghiệp Hà Nội vượt thách thức, giữ vững hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hà Nội tặng danh hiệu ‘Người tốt-việc tốt’ cho 25 cá nhân: Lan tỏa để trở thành nét văn hóa tiêu biểu