Ninh Thuận: Năng lượng tái tạo đạt tốc độ tăng trưởng cao, dẫn đầu toàn ngành

Trong năm 2021, diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, một số lĩnh vực có chuyển biến tích cực, GRDP tăng 9%. Đặc biệt, phải kể đến năng lượng tái tạo tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, làm đầu tàu tăng trưởng cho toàn ngành. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của Trạm biến áp 500 kV Thuận Nam và tuyến dây 500 kV, 220 KV do Trungnam Group đầu tư.

Ninh Thuận: Năng lượng tái tạo đạt tốc độ tăng trưởng cao, dẫn đầu toàn ngành

Trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước

Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2021 trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước, nhất là đại dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, kéo dài, khó lường, đã ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế - xã hội, sản xuất, đời sống nhân dân và hoạt động doanh nghiệp. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Ninh Thuận đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, đồng thời đề ra chương trình công tác, nhiệm vụ đột phá, tăng tốc thực hiện các mục tiêu đề ra, “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, cơ cấu lại nền kinh tế, khai thác có hiệu quả các nhóm ngành trụ cột, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm…

Với tinh thần chủ động, sự vào cuộc quyết liệt, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh duy trì ổn định và tăng trưởng khá, một số lĩnh vực có chuyển biến tích cực, GRDP tăng 9%, quy mô nền kinh tế gấp 1,15 lần so với năm 2020, sản xuất nông nghiệp tăng 5,98% thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế; năng lượng tái tạo tăng trưởng cao tiếp tục làm đầu tàu tăng trưởng cho toàn ngành; thu ngân sách vượt 0,2% kế hoạch (3.907 tỷ đồng).

Đặc biệt, với vai trò dẫn đầu cho toàn ngành, trong năm qua, năng lượng tái tạo trên địa bàn đã đóng góp không nhỏ đến thu ngân sách của địa phương. Và phải kể đến là đóng góp từ công trình Trạm biến áp 500 kV Thuận Nam và tuyến dây 500 kV, 220 KV tại tỉnh Ninh Thuận do Trungnam Group đầu tư. Công trình được đưa vào khai thác đã trở thành một mắt xích trong hệ thống truyền tải điện quốc gia.

Công trình đã được đưa vào vận hành đảm bảo tuyệt đối an toàn hơn 1 năm và là công trình đầu tiên do nhà đầu tư tư nhân đầu tiên của cả nước tham gia xây dựng và bàn giao cho Nhà nước với giá 0 đồng. Công trình này đã góp phần tạo cú huých đưa tỉnh Ninh Thuận thực sự trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước theo tinh thần Nghị quyết 115 của Chính phủ...

Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Trungnam Group cho biết, sau một năm công trình được đưa vào vận hành, đã chứng minh được hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực; giúp giải tỏa toàn bộ công suất các nhà máy điện gió, điện mặt trời ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận. Các nhà máy điện gió, điện mặt trời trên địa bàn tránh được tình trạng phải giảm phát gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng mỗi năm; góp phần tăng nguồn thu ngân sách và cải thiện môi trường thu hút đầu tư cho tỉnh Ninh Thuận.

Theo đại diện UBND tỉnh cho biết, cùng với việc đóng góp nguồn phát cho hệ thống điện quốc gia, thông qua việc đầu tư, đưa vào vận hành hệ thống truyền tải 500 kV Thuận Nam, Trungnam Group đã góp phần chia sẻ đáng kể gánh nặng và giảm áp lực cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong việc huy động công suất và giải quyết tình trạng quá tải lưới điện tại khu vực Ninh Thuận.

Bên cạnh đó, trong hơn một năm vận hành vừa qua, lượng điện từ Nhà máy điện mặt trời 450 MW của Trungnam Group thông qua Trạm biến áp và tuyến dây 500 kV trên chỉ chiếm 8% trong quy mô truyền tải, phần còn lại là truyền tải hộ các nhà máy điện khác trong khu vực và nhà máy nhiệt điện Vân Phong trong tương lai.

Cũng theo ông Tiến, chi phí truyền tải thu từ các nhà máy điện tham gia đấu nối, giải tỏa công suất qua hệ thống Trạm 500 kV Thuận Nam đã lên đến hơn 200 tỷ đồng. Trong thời gian sắp tới, khi đường dây Vân Phong - Thuận Nam đi vào hoạt động, cùng với việc các dự án năng lượng khác tiếp tục tham gia đấu nối, với khả năng truyền tải của hệ thống Trạm biến áp 500 kV Thuận Nam lên đến 6000 MW, chi phí truyền tải đơn vị quản lý Nhà nước thu về sẽ đạt mức 2.000 tỷ đồng mỗi năm.

Ninh Thuận: Năng lượng tái tạo đạt tốc độ tăng trưởng cao, dẫn đầu toàn ngành

Đi liền với công trình truyền tải, Trungnam Group cũng được giao làm chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời công suất 450 MW tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Dự án điện mặt trời có công suất rất lớn này cũng được nhà đầu tư hoàn thành trong vòng 6 tháng. Đây là những lợi thế lớn về mặt thời gian của việc đầu tư bằng vốn tư nhân so với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách để kịp thời đáp ứng giải tỏa công suất cho vài chục nhà máy điện gió, điện mặt trời đang bị giảm phát ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận.

Gỡ khó, thúc đẩy năng lượng tái tạo

Mặc dù, đã đi vào hoạt động thương mại gần 1 năm, đóng góp vai trò quan trọng trong việc giải tỏa công suất thông qua trạm biến áp 500 kV và đường dây 500 kV Thuận Nam - Vĩnh Tân. Tuy nhiên, dự án 450MW Trung Nam Thuận Nam do Trungnam Group làm chủ đầu tư vẫn đang bị cắt giảm công suất, có thời điểm phải cắt giảm hơn 80%.

Trong thời gian qua, đã nhiều lần UBND tỉnh kiến nghị, Chính phủ cần sớm có giải pháp, xem xét không cắt giảm công suất, ưu tiên khai thác tối đa công suất của dự án. Nhà đầu tư Trung Nam cũng đã nhiều lần kiến nghị xin được hưởng giá bán điện 7.09 UScent/kWh đối với phần công suất Nhà máy điện mặt trời ngoài phạm vi 2.000MW , nhưng đến nay vẫn chưa được chấp thuận..

Đáng lưu ý, sau hàng loạt các kiến nghị từ doanh nghiệp và tỉnh Ninh Thuận về vấn đề này, mới đây, EVN đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương về việc dừng khai thác phần công suất chưa có cơ chế giá của các nhà máy điện mặt trời Trung Nam. Ngoài ra còn có nhà máy Thiên Tân 1.2 và Thiên Tân 1.3 cho đến khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế giá điện cho phần công suất nằm ngoài 2.000MW tại tỉnh Ninh Thuận, từ 01/01/2022.

Ninh Thuận: Năng lượng tái tạo đạt tốc độ tăng trưởng cao, dẫn đầu toàn ngành

Trước thông tin trả lời của EVN, theo chuyên gia năng lượng, nhà đầu tư đã tỏ ra băn khoăn, lo ngại đối với các dự án này, bởi nếu dừng khai thác, sẽ không đi đúng với các điều kiện cần và đủ ban đầu khi cho phép dự án đầu tư. Như vậy, sẽ dẫn đến vỡ bài toán dòng tiền của toàn bộ dự án. Và nếu như vậy, trạm biến áp nên tiếp tục triển khai hay dừng hoạt động?

Để gỡ khó cho các dự án trên địa bàn tỉnh, vừa qua, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận cũng đã có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề trên. Theo đó, việc EVN sẽ dừng khai thác phần công suất chưa có cơ chế giá điện (172,12MW) tại tỉnh Ninh Thuận, việc này sẽ làm cho nhà đầu tư đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn trong việc thu xếp tài chính để trả nợ ngân hàng cũng như bố trí nguồn kinh phí để vận hành, duy trì hoạt động của hệ thống truyền tải TBA 500Kv Thuận Nam và các đường dây đấu nối.

Trước những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tác động không nhỏ đến doanh nghiệp, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ban ngành xem xét, không cắt giảm công suất, ưu tiên khai thác tối đa công suất Nhà máy điện mặt trời công suất 450MW kết hợp với TBA 500Kv Thuận Nam và các đường dây 500Kv, 220Kv đấu nối vào hệ thống lưới điện quốc gia.

Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sớm ban hành Quyết định sửa đổi Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, bổ sung cơ chế giá bán điện 7.09 Uscent/Kwh đối với phần công suất Nhà máy điện mặt trời ngoài phạm vi 2.000MW tích lũy trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nhưng vận hành phát thương mại (COD) trước ngày 31/12/2020 và cho phép thực hiện thanh toán phần công suất đã được huy động và ghi nhận sản lượng của EVN.

Công trình Trạm biến áp 500 kV Thuận Nam với công suất 3 x 900 MW, tuyến dây 500kV Thuận Nam - Vĩnh Tân dài 13,2 km và tuyến dây 220 kV dài 2 km với số vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng được Trungnam Group hoàn thành trong thời gian ngắn kỷ lục hơn 3 tháng dưới sự giám sát của ngành điện và thi công trong điều kiện địa hình đồi núi phức tạp, hiểm trở. Công trình cũng góp phần hiện thực hóa chủ trương của Đảng về đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, khuyến khích và tạo điều kiện để kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng theo tinh thần Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị. Theo các chuyên gia nhận định, công trình này được ví như đường dây siêu cao áp 500kV Bắc - Nam đầu tiên của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt - là những mốc son trong lịch sử phát triển, xây dựng của ngành điện nói riêng, của Việt Nam nói chung.

Bùi Huyền
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch PVN: Tín Nghĩa đòi giá thuê đất quá cao thì giá điện sẽ đội lên, người dân không thể chấp nhận

Chủ tịch PVN: Tín Nghĩa đòi giá thuê đất quá cao thì giá điện sẽ đội lên, người dân không thể chấp nhận

Ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho rằng, dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 không thể có 2 hợp đồng thuê đất.
Vì sao tỉnh Thanh Hóa chưa xem xét dự án thủy điện của Công ty Techco?

Vì sao tỉnh Thanh Hóa chưa xem xét dự án thủy điện của Công ty Techco?

Tỉnh Thanh Hóa quyết định chưa xem xét giải quyết đề nghị nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ bổ sung quy hoạch và đầu tư dự án thủy điện huyện Mường Lát.
Thừa Thiên Huế: Triển khai phương án cấp điện mùa khô

Thừa Thiên Huế: Triển khai phương án cấp điện mùa khô

Dự báo mùa khô năm 2024 sẽ khắt nghiệt, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, tỉnh Thừa Thiên Huế cùng ngành điện triển khai các phương án cấp điện ổn định, an toàn.
Khách hàng sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả khu vực phía Nam cơ hội trúng giải thưởng lớn

Khách hàng sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả khu vực phía Nam cơ hội trúng giải thưởng lớn

Tổng công ty Điện lực miền Nam cho biết, vừa phát đi thông báo tổ chức cuộc thi tiết kiệm điện năm 2024, với tổng giá trị giải thưởng hơn 800 triệu đồng.
Nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) khu vực các tỉnh phía Nam tiếp tục ngày làm việc thứ 2, tập trung thảo luận, góp ý về 3 chuyên đề.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Diễn tập phương án cung ứng điện hè 2024

Lào Cai: Diễn tập phương án cung ứng điện hè 2024

Với mục tiêu cung cấp điện ổn định trong những ngày hè, Công ty Điện lực Lào Cai đã tổ chức buổi diễn tập cung ứng điện hè năm 2024.
Cuộc chạy đua tài nguyên năng lượng không hồi kết

Cuộc chạy đua tài nguyên năng lượng không hồi kết

Đầu tư phát triển cho năng lượng tái tạo đang được xem là giải pháp và xu hướng tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới.
Điện lực Nam Định bảo đảm vận hành an toàn hệ thống điện mùa nắng nóng

Điện lực Nam Định bảo đảm vận hành an toàn hệ thống điện mùa nắng nóng

Công ty Điện lực Nam Định đã đẩy mạnh các giải pháp cung ứng, đồng thời bảo đảm vận hành an toàn hệ thống điện mùa nắng nóng.
Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) khu vực phía Nam

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) khu vực phía Nam

Trong 2 ngày 9-10/5, tại Phú Yên, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) khu vực các tỉnh phía Nam.
Làm sao phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới Net Zero vào năm 2050?

Làm sao phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới Net Zero vào năm 2050?

Hội thảo đánh giá phát triển chiếu sáng tại các đô thị chỉ ra các thuận lợi cũng như vướng mắc khó khăn để từ đó đề xuất các giải pháp và định hướng phát triển.
Bài cuối: Ứng dụng công nghệ tiên tiến đảm bảo an toàn truyền tải điện

Bài cuối: Ứng dụng công nghệ tiên tiến đảm bảo an toàn truyền tải điện

Bên cạnh phát hiện sớm các hư hỏng bất thường trên lưới điện, ứng dụng công nghệ tiên còn giảm nguy cơ tai nạn lao động trong vận hành lưới điện truyền tải.
Bài 2: Tăng cường công tác phối hợp quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 2: Tăng cường công tác phối hợp quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý sẽ đảm bảo công tác vận hành an toàn, ổn định, liên tục lưới điện truyền tải và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của Nhân dân.
Tháng 5, EVN tập trung cho đường dây 500kV mạch 3 và dự án truyền tải nhập khẩu điện

Tháng 5, EVN tập trung cho đường dây 500kV mạch 3 và dự án truyền tải nhập khẩu điện

Trong tháng 5/2023, bên cạnh các dự án nguồn điện, EVN sẽ tập trung cao độ cho đường dây 500kV mạch 3 và các dự án truyền tải phục vụ nhập khẩu điện từ Lào.
Chuyển động mới tại kho cảng LNG Cái Mép

Chuyển động mới tại kho cảng LNG Cái Mép

Dự án kho cảng LNG Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến vận hành từ tháng 9 năm nay.
Lâm Đồng: Chủ động bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Lâm Đồng: Chủ động bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Tỉnh Lâm Đồng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đảm bảo cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm hè nắng nóng năm 2024.
Nhiều địa phương phía Bắc đẩy mạnh tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng

Nhiều địa phương phía Bắc đẩy mạnh tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, nhiều địa phương phía Bắc đang triển khai đồng loạt các giải pháp tiết kiệm điện mùa nắng nóng.
Tháng 5, nắng nóng gay gắt, công suất đỉnh hệ thống điện có thể lên tới 49.000MW

Tháng 5, nắng nóng gay gắt, công suất đỉnh hệ thống điện có thể lên tới 49.000MW

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong tháng 5/2024, nhu cầu phụ tải tăng cao, công suất cực đại của hệ thống điện có thể lên tới 49.000MW
Thêm giải pháp hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành năng lượng tái tạo

Thêm giải pháp hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành năng lượng tái tạo

Để thực hiện cam kết hỗ trợ ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam, thời gian qua nhiều đơn vị đã cung cấp các giải pháp hỗ trợ phát triển năng lượng mặt trời.
Chính phủ yêu cầu nghiên cứu giá, phí truyền tải trong xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu giá, phí truyền tải trong xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ yêu cầu xây dựng cơ chế mua bán điện giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng cần nghiên cứu các cơ chế giá, phí truyền tải.
Bài 1: Căng mình đảm bảo vận hành an toàn lưới điện truyền tải

Bài 1: Căng mình đảm bảo vận hành an toàn lưới điện truyền tải

Cao điểm mùa khô, nắng nóng gay gắt diễn ra trên cả nước, tại Nam miền Trung và Tây Nguyên nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, mất an toàn lưới điện truyền tải.
Quảng Ninh phê duyệt chủ trương và nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Nam Hòa

Quảng Ninh phê duyệt chủ trương và nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Nam Hòa

Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh vừa ban hành Quyết định số 148/QĐ-BQLKKT về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Nam Hòa.
Tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục, TP. Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp cấp bách tiết kiệm điện

Tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục, TP. Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp cấp bách tiết kiệm điện

Sản lượng điện tiêu thụ tại TP. Hồ Chí Minh liên tiếp phá kỷ lục, vượt 100 triệu kWh/ngày, ngành điện triển khai các giải pháp bách tiết kiệm điện.
Bình Thuận: Tăng cường sử dụng tiết kiệm điện và hiệu quả mùa nắng nóng 2024

Bình Thuận: Tăng cường sử dụng tiết kiệm điện và hiệu quả mùa nắng nóng 2024

Sở Công Thương Bình Thuận yêu cầu tăng cường thực hiện các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt là cao điểm nắng nóng từ tháng 4 - 7/2024.
Tiến độ Đường dây 500kV mạch 3 NMNĐ Nam Định I – Phố Nối ngày 8/5

Tiến độ Đường dây 500kV mạch 3 NMNĐ Nam Định I – Phố Nối ngày 8/5

Mặc dù đã đạt được kết quả tích cực nhưng tiến độ thi công Đường dây 500kV mạch 3 NMNĐ Nam Định I – Phố Nối vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
EVN cần chú trọng nhiệm vụ cấp điện mùa khô 2024

EVN cần chú trọng nhiệm vụ cấp điện mùa khô 2024

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp vừa có văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần tăng cường hơn nữa nhiệm vụ cấp điện mùa khô 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động