Cuộc chạy đua tài nguyên năng lượng không hồi kết

Đầu tư phát triển cho năng lượng tái tạo đang được xem là giải pháp và xu hướng tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới.
Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024 Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công nghiệp, Khoa học, Năng lượng và Tài nguyên Australia ký kết bản ghi nhớ Tạo hành lang pháp lý toàn diện bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác

Năng lượng trở lại trung tâm

Việc kiểm soát các nguồn dầu mỏ đóng vai trò quyết định trong Chiến tranh thế giới thứ hai và sau đó là trong Chiến tranh Lạnh. Ngày nay, sự phân bổ không đồng đều các nguồn tài nguyên dầu khí cũng như việc kiểm soát các nguồn tài nguyên liên quan đến quá trình chuyển đổi năng lượng đã đặt năng lượng trở lại trung tâm của các vấn đề.

Dầu mỏ là một loại nguyên liệu có ý nghĩa lớn trong ngoại giao và quân sự, với giá trị không thể phủ nhận. Điều gì đúng với dầu mỏ cũng đúng với khí đốt và các nguồn tài nguyên liên quan đến quá trình chuyển đổi năng lượng.

Cuộc chạy đua tài nguyên năng lượng không hồi kết
Năng lượng là nhân tố trọng yếu đối với an ninh - kinh tế của mỗi quốc gia. Ảnh: Pixabay

Việc phát hiện ra dầu mỏ vào năm 1859 ở Titusville (thuộc bang Pennsylvania, Mỹ) bởi Đại tá Drake đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng sản xuất dầu mỏ ở Mỹ, do vậy mang lại cho quốc gia này một lợi thế lớn.

Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ đã rất nhanh chóng được cơ cấu. Trong gần 1 thế kỷ, Mỹ đã sản xuất hơn 50% lượng dầu mỏ thế giới. Giếng dầu đầu tiên ở Baku được khoan vào năm 1871. Mỏ dầu đầu tiên ở Trung Đông được đưa vào vận hành ở Vịnh Persia vào năm 1908. Mãi đến năm 1938, mỏ dầu Burgan ở Kuwait mới được phát hiện và mỏ dầu khổng lồ Ghawar được phát hiện ở Saudi Arabia vào năm 1948. Mỹ đã được hưởng lợi thế cạnh tranh trong nhiều năm.

Việc kiểm soát các nguồn tài nguyên dầu mỏ đã nhanh chóng trở thành một thách thức chủ yếu trong việc tiến hành các cuộc xung đột. Việc chia sẻ các nguồn tài nguyên dầu mỏ mới xuất hiện ở Trung Đông là một vấn đề chính trong các cuộc đàm phán hòa bình sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên dầu mỏ cũng là một trong những lý do dẫn đến cuộc chiến tranh Chaco giữa Bolivia và Paraguay, từ năm 1932 đến năm 1935.

Thách thức nhìn thấy

Địa chính trị vẫn là một khía cạnh chính của chính sách năng lượng. Những lo ngại về an ninh nguồn cung xuất phát từ việc các quốc gia tiêu thụ năng lượng phụ thuộc vào một số ít quốc gia nằm trong các khu vực xung đột. Trong nhiều năm, than đá đã là một phần quan trọng trong nguồn cung cấp năng lượng của thế giới và hiện vẫn chiếm khoảng 1/4 hỗn hợp năng lượng toàn cầu. Nhưng tài nguyên than phân bố khá đồng đều trên thế giới.

Ngoài ra, than đá thường được sử dụng trong nước và việc trao đổi thương mại than trên thị trường quốc tế thường hạn chế. Ngược lại, sự phân bố địa lý không đồng đều của tài nguyên dầu mỏ đã đặt ra một vấn đề lớn. Rõ ràng, các vấn đề địa chính trị của Trung Đông đang và sẽ đè nặng lên cán cân năng lượng toàn cầu.

Còn châu Âu chỉ chiếm 1% trữ lượng dầu mỏ thế giới. Điều này cũng đúng với khí đốt. Sự phân bố không đồng đều này củng cố những lo ngại về quy mô đầu tư sẽ được thực hiện. Liệu các nước sản xuất dầu có đầu tư đủ và đúng thời điểm? Cuộc xung đột Ukraine nhắc nhở chúng ta về tính thời sự của những mối quan tâm này.

Cuộc cách mạng dầu khí phi truyền thống đã thay đổi hoàn toàn các quân bài trong những năm 2010. Hiện Mỹ đã trở thành nhà sản xuất dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ lớn nhất thế giới, đồng thời nước này đã giành lại được sự độc lập hoàn toàn về năng lượng, lần đầu tiên kể từ năm 1952. Sự xuất hiện của dầu khí phi truyền thống đã tác động lớn đến địa chính trị ở Trung Đông.

Ngay từ năm 2010, ông Barack Obama đã nhấn mạnh quyền tự chủ năng lượng mới này của đất nước đã mang lại cho ông một sự linh hoạt trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Điều này dẫn đến việc Mỹ rút một phần khỏi Trung Đông và sự trở lại mạnh mẽ của Nga và Trung Quốc tại khu vực chiến lược này.

Cuộc chạy đua tài nguyên năng lượng không hồi kết
Địa chính trị vẫn là một khía cạnh chính của chính sách năng lượng. Ảnh: Pixabay

Nếu OPEC mất đi sức mạnh thị trường sau cú sốc dầu mỏ năm 1986, thì việc thành lập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) vào năm 2016 đánh dấu một bước ngoặt lớn. OPEC+ tập hợp các quốc gia OPEC và 10 nhà sản xuất dầu mỏ khác, trong đó có Nga. Ngày 12/4/2020, các quốc gia sản xuất dầu mỏ đã quyết định cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày (khoảng 10% lượng tiêu thụ của thế giới) để đối phó với sự sụt giảm của giá dầu sau cuộc khủng hoảng COVID. Kể từ đó, sự đồng thuận của các nước OPEC+ đã được duy trì.

Mặc dù OPEC+ theo đuổi chính sách và tôn trọng các cam kết của mình, nhưng năng lực sản xuất khả dụng của họ giảm xuống còn khoảng 5,2 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2022. Phần lớn năng lực sản xuất này tập trung ở Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), với 3,3 triệu thùng/ngày.

Lập trường của Saudi Arabia mang tính quyết định, nhưng nước này sẽ phải lựa chọn giữa tình hữu nghị lâu đời với Mỹ và sự trỗi dậy mạnh mẽ của Nga ở Trung Đông, ngay cả khi Mỹ giảm bớt sự can dự vào khu vực. Điều này có ý nghĩa là các bước mà chính quyền Mỹ thực hiện ngay từ cuối năm 2021 với các nước sản xuất dầu mỏ nhằm thúc đẩy họ tăng sản lượng đã không có tác dụng.

Do vậy, OPEC+ dường như đã lấy lại được phần nào quyền kiểm soát thị trường. Để đối phó với tình hình căng thẳng này, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã quyết định giải phóng các kho dự trữ chiến lược. Tuy nhiên, tác động còn hạn chế. Trước tình hình đó đã khiến Mỹ tính đến việc dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Venezuela và Iran. Tuy nhiên, cho đến nay những bước tiến đạt được vẫn còn ít ỏi.

Địa chính trị năng lượng

Kể từ năm 2018, một khía cạnh mới của địa chính trị năng lượng đã xuất hiện. Trong khi địa chính trị vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng đối với nhiên liệu hóa thạch, người ta đã nhận thức được rằng việc triển khai năng lượng tái tạo đặt ra những thách thức địa chính trị mới. Những năng lượng này thực sự đòi hỏi phải huy động ngày càng nhiều nguồn tài nguyên kim loại quan trọng. Địa chính trị năng lượng của quá trình chuyển đổi năng lượng có liên quan đến khả năng tiếp cận và giá cả các nguồn tài nguyên của nhiều loại nguyên liệu thô như đất hiếm, coban và cả đồng.

Trong đó, Trung Quốc đóng một vai trò then chốt, nước này chiếm 80% sản lượng đất hiếm và nếu như 64% lượng coban tiêu thụ trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc, thì các công ty Trung Quốc kiểm soát một nửa sản lượng. Trung Quốc sẽ là nước hưởng lợi lớn từ sự bùng nổ năng lượng tái tạo.

Chỉ trong vài năm, các công ty Trung Quốc đã giành được vị trí gần như độc quyền trong các công nghệ chuyển đổi năng lượng. Điều này được nhận thấy trong lĩnh vực sản xuất pin hoặc pin năng lượng mặt trời. Bắc Kinh cũng đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng gió.

Bên cạnh đó, các chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu ANBOUND cho rằng, chiến sự Nga-Ukraine không chỉ làm thay đổi mối quan hệ chính trị và ngoại giao trên thế giới hiện nay, mà còn làm biến động sâu sắc cục diện cung - cầu trên thị trường năng lượng toàn cầu. Tác động chủ yếu của cuộc xung đột này đối với cục diện thị trường năng lượng toàn cầu đang được phản ánh trong nhiều khía cạnh.

Thứ nhất, yếu tố địa chính trị đã làm gia tăng khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Mối quan tâm của thế giới đã chuyển từ việc chuyển đổi mô hình năng lượng mới sang làm thế nào để đảm bảo sự ổn định và an ninh của các nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống.

Thứ hai, cục diện cung - cầu năng lượng toàn cầu bị chi phối bởi các yếu tố địa chính trị và cục diện cung - cầu năng lượng hình thành trong bối cảnh toàn cầu hóa đang trải qua sự điều chỉnh cơ cấu lớn.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hiện thực hóa hiệu quả 4 quy hoạch ngành quốc gia sẽ góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển đất nước.
Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

Ngày 21/12/2024, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã tổ chức đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống.
EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Theo EVNNPT, việc hoàn thành đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2 sẽ tăng cường cấp điện cho tỉnh Kiên Giang, đảo ngọc Phú Quốc.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Tờ trình, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về giấy phép hoạt động điện lực.
EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

Ngày 21/12, EVNNPT đã đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm (Nghệ An), thiết thực chào mừng 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau 70 năm hình thành và phát triển, ngành điện Việt Nam luôn là một trong những trụ cột an ninh năng lượng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Tạp chí Luật sư Việt Nam đã tổ chức Toạ đàm với chủ đề tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý để phát triển các dự án điện khí LNG.
Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, Bộ Công Thương đang tích cực xây dựng Nghị định, Thông tư hướng dẫn nhằm sớm triển khai hiệu quả Luật Điện lực.
Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Ngày 20/12, diễn ra Lễ trao giải “Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng và Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024".
Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Về nhiệm vụ, giải pháp trung và dài hạn, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí.
Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án truyền tải điện với tổng vốn hơn 1.600 tỷ đồng.
Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Cứ đến tháng 12 hàng năm cùng với các công ty điện lực trên toàn quốc, Công ty Điện lực Cao Bằng lại có nhiều hoạt động thiết thực nhằm tri ân khách hàng.
Lào Cai: Điện lực Bắc Hà

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Chương trình "Thắp sáng làng quê” do Điện lực Bắc Hà triển khai tại các vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực.
Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là yếu tố quan trọng để có nguồn năng lượng bền vững và góp phần vào mục tiêu xây dựng Đà Nẵng- thành phố môi trường.
Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Thông tin trên được đưa ra tại Diễn đàn Chuỗi phân phối LNG toàn cầu và vị thế Việt Nam, tổ chức ngày 18/12/2024 tại Hà Nội.
Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Năm 2024, Vietsovpetro đạt gia tăng trữ lượng trên toàn Lô 09-1 là hơn 2,5 triệu tấn dầu, hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất sớm 20 ngày.
Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Chiều 17/12, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024.
Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Chiều 17/12, Bộ Công Thương và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao 'Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả' năm 2024.
Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

Cuối năm, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã và đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện đầy đủ với chất lượng tốt nhất.
EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư các dự án và cung cấp dịch vụ O&M cho các nhà máy điện tại nước CHDCND Lào.
Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Thời gian qua PC Điện Tuyên Quang tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng các công trình điện, đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế địa phương.
Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Theo nghiên cứu và dự báo từ các nhà khoa học chỉ ra, năng lượng sinh khối sẽ đóng vai trò chủ lực tại khu vực nông thôn.
Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Ngày16/12, tại Hà Nội, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh đã tổ chức Lễ xuất xưởng và gắn biển công trình 'Thiết kế, chế tạo máy biến áp 500kV - 3x300MVA'.
Nhà máy xử lý rác thải

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành

Không khí thải, không tro xỉ thải, không nước thải, không phát tán mùi hôi, Nhà máy xử lý rác thải 4 không đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành tại Bắc Giang.
EVNNPT tăng cường khả năng truyền tải điện cho nhiều tỉnh miền Trung - Nam

EVNNPT tăng cường khả năng truyền tải điện cho nhiều tỉnh miền Trung - Nam

Với việc hoàn thành đóng điện các dự án nâng công suất trạm biến áp, EVNNPT đã góp phần tăng cường khả năng truyền tải, cung cấp điện cho nhiều địa phương
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động