Thứ hai 23/12/2024 19:09

Ninh Bình: Phát huy thế mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Đi lên từ những thế mạnh của vùng đất cố đô, giai đoạn 2016 - 2020, được sự quan tâm của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với các cấp, các ngành và sự đồng hành của các doanh nghiệp, sản xuất công nghiệp của tỉnh Ninh Bình đã có những bước phát triển khá. Tỉnh đã tập trung vào những ngành công nghiệp nền tảng, có lợi thế cạnh tranh và có ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng nhanh, bền vững.

Tập trung những lĩnh vực thế mạnh

Xác định cần tập trung lựa chọn những sản phẩm chủ lực để ưu tiên phát triển, thời gian qua, Sở Công Thương Ninh Bình đã đẩy mạnh đầu tư cho các sản phẩm chủ lực như ô tô, điện tử, may mặc, giày da; chế biến biến nông sản thực phẩm, đồng thời luôn đồng hành với doanh nghiệp bằng những giải pháp cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính, môi trường đầu tư thuận lợi. Các doanh nghiệp công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh cũng tích cực đổi mới, cải tiến phương thức sản xuất, nâng cao năng lực và đưa vào sản xuất nhiều dòng sản phẩm mới có giá trị cao, sức cạnh tranh lớn trên thị trường...

Nhờ đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân của tỉnh giai đoạn 2016-2020 ước đạt 18,9%/năm, vượt so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh là 16%/ năm. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016-2020 (theo giá so sánh 2010) ước đạt là 279.037 tỷ đồng, trong đó năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 78.585 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với năm 2016. Chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng theo hàng năm, năm 2016 tăng 2,61% so với năm 2015, năm 2017 tăng 23,71% so với năm 2016, năm 2018 tăng 24,96% so với năm 2017, dự kiến năm 2019 tăng khoảng 27% so với năm 2018.

Hầu hết các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh như sản xuất lắp rắp ô tô, điện tử, may mặc, giày dép, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng đều được duy trì ổn định và phát triển; công nghiệp hỗ trợ từng bước phát triển, nhất là hỗ trợ cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử.

Trong giai đoạn này, tỉnh xác định ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử và công nghiệp hỗ trợ là những ngành mũi nhọn phát triển kinh tế, góp phần vào tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cao. Do vậy, tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, tạo nhiều điều kiện thuận lợi về các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng… để các doanh nghiệp trong các ngành này sớm triển khai dự án, đi vào hoạt động góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đơn cử, tạo điều kiện cho Tập đoàn Thành Công chuyển đổi, nâng công suất nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô tại Khu công nghiệp (KCN) Gián Khẩu lên 80.000 xe/năm và xây dựng mới Nhà máy HTMV số 2 công suất 100.000 xe/năm tại KCN Gián Khẩu 50ha mở rộng; nhà máy sản xuất camera modul và linh kiện điện tử của Công ty TNHH Mcnex Vina tại KCN Phúc Sơn đầu tư đạt công suất thiết kế (150 triệu sản phẩm camera modul cho điện thoại) và mở rộng sản xuất tạo thêm nhiều sản phẩm mới (công suất 3 triệu camera modul cho ô tô, 96 triệu sản phẩm nút home điện thoại); dự án Nhà máy kính nổi CFG Ninh Bình công suất 1.200 tấn/ngày của Công ty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long tại KCN Khánh Cư, dự án Nhà máy sản xuất phụ tùng ôtô của Công ty Cổ phần Sejung (công suất 570.500 sản phẩm/năm) và tại CCN Cầu Yên... và các dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho các ngành này.

Ngoài lĩnh vực công nghiệp, xác định tiểu thủ công nghiệp là lĩnh vực tỉnh còn nhiều tiềm năng phát triển, công tác phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện. Các nhóm ngành nghề tập trung chủ yếu là chế tác đá mỹ nghệ, thêu ren, đan cói...

Tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Ninh Bình đặt mục tiêu phấn đầu giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 (theo giá so sánh 2010) đạt 128.000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 10,25%; sản lượng một số sản phẩm chủ yếu đến năm 2025: ô tô các loại đến năm 2025 đạt khoảng 152.000 chiếc, nộp ngân sách của lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô đạt trên 16.000 tỷ đồng; sản lượng camera module điện thoại đạt trên 150 triệu sản phẩm, thép cán đạt trên 300 nghìn tấn, sản phẩm may mặc đạt trên 80 triệu sản phẩm, giày dép đạt trên 35 triệu đôi...

Hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ số 19/NQ-CP ngày 6/2/2017 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020… và các kế hoạch của UBND tỉnh như Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 12/01/2017 của UBND tỉnh nhằm triển khai Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 12/8/2016 của Tỉnh ủy về cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/BCSĐ ngày 13/02/2017 về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử trở thành ngành kinh tế chủ lực, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh…

Bên cạnh đó, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch ngành, lĩnh vực trong quy hoạch làm cơ sở kêu gọi, thu hút nhà đầu tư. Nghiên cứu, hoàn thiện xây dựng các cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ thu hút đầu tư trên địa bàn.

Triển khai có hiệu quả các đề án công nghiệp hỗ trợ, khuyến công, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư trong đó tập trung hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp để thu hút nhà đầu tư thứ cấp, hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, tham gia các đoàn khảo sát tìm kiếm thị trường. Tuyên truyền cho các doanh nghiệp xuất khẩu lộ trình triển khai các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng ưu đãi thuế quan thông qua việc cấp C/O ưu đãi nhằm thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm của tỉnh.

Tăng cường công tác quản lý sở hữu trí tuệ, sáng kiến kỹ thuật. Ưu tiên hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh như ô tô, cơ khí, điện tử và công nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngành điện tử và lắp ráp ô tô. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trọng tâm cải cách thủ tục hành chính; triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp... Tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

  Hồng Lý

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ