Ninh Bình hướng đến nông thôn mới kiểu mẫu

Được đánh giá là tỉnh trong Top đầu toàn quốc trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, Ninh Bình đã tập trung huy động mọi nguồn lực thực hiện đồng bộ các giải pháp một cách vững chắc có hiệu quả, nhờ đó đời sống nhân dân được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp, tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân.
Hình ảnh có liên quan
Ảnh minh họa

Để hiểu rõ hơn những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM ở địa phương, Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Hà, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chánh văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Ninh Bình xung quanh vấn đề này.

Tính đến tháng 12/2017, tỉnh Ninh Bình đã có huyện Hoa Lư đạt chuẩn NTM và TP. Tam Điệp hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (2 đơn vị cấp huyện) và 80 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 67,3% số xã trong tỉnh. Bình quân 16,5 tiêu chí/xã, tăng 11,5 tiêu chí so năm 2011; không còn xã dưới 8 tiêu chí. Ông có thể cho biết những kết quả tỉnh Ninh Bình đã đạt được trong chương trình này?

Tỉnh Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, nhưng có 7 huyện, thành phố và 119 xã tham gia xây dựng NTM (TP. Ninh Bình và các xã thuộc thành phố phấn đấu lên phường không tham gia). Sau gần 7 năm triển khai thực hiện, Chương trình MTQG xây dựng NTM Ninh Bình đã đạt kết quả đáng khích lệ.

Nổi bật là phong trào làm đường giao thông nông thôn được cán bộ và nhân dân đồng tình hưởng ứng, nhiều gia đình đã tự nguyện hiến đất, chặt cây, phá dỡ cổng, tường rào… để mở rộng mặt đường đảm bảo đạt chuẩn theo tiêu chí NTM. Đến nay, toàn tỉnh đã cấp trên 177 nghìn tấn xi măng cho 119 xã; xây dựng được gần 13 nghìn tuyến đường giao thông với tổng chiều dài trên 1.400km.

Cùng với đó, công tác dồn điền đổi thửa được quan tâm thực hiện để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, thuận lợi cho nông dân canh tác, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ đó nâng cao thu nhập. Đến nay, toàn tỉnh có 96 xã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, với diện tích thực hiện trên 33.500ha, bình quân 1,9 thửa/hộ, giảm 3 thửa/hộ.

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cũng tạo được sức lan tỏa sâu rộng. Đến nay, toàn tỉnh có 1.490/1.674 thôn, phố có nhà văn hóa (chiếm 89%); 920/1.674 thôn, bản xóm có khu thể thao. Tỉnh đã và đang tập trung rà soát và tiếp tục bố trí quỹ đất cho một số địa phương để xây dựng nhà văn hóa thôn, xóm làm nơi sinh hoạt cộng đồng cho người dân.

Kết thúc giai đoạn 2011-2015, tỉnh Ninh Bình vinh dự có huyện Yên Khánh được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua và 10 xã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới".

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình xây dựng NTM, tỉnh đã gặp phải những khó khăn và hạn chế gì, thưa ông?

Trong quá trình thực hiện xây dựng NTM tỉnh Ninh Bình cũng gặp một số khó khăn và hạn chế đó là:

Tỉnh Ninh Bình là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh lại có các xã đặc biệt khó khăn và bãi ngang ven biển, xã miền núi, và xã đồng bằng vì vậy trong quá trình triển khai áp dụng Bộ tiêu chí quốc gia giai đoạn 2011-2015 còn gặp khó khăn. Một số văn bản hướng dẫn thực hiện của trung ương còn chưa kịp thời, còn phải sửa đổi, bổ sung khiến địa phương còn lúng túng trong việc thực hiện.

Xuất phát điểm của đa số các xã còn thấp, điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn. Còn có sự chênh lệch về kết quả xây dựng NTM giữa các vùng, các địa phương khác nhau.

Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho chương trình còn thấp so với nhu cầu của địa phương.

Còn một bộ phận người dân còn chưa nhận thức đầy đủ về mục tiêu, ý nghĩa và cơ chế chính sách trong triển khai thực hiện chương trình dẫn đến việc huy động nội lực thực hiện chương trình còn gặp khó khăn.

Để xây dựng NTM kiểu mẫu theo bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020 đòi hỏi chất lượng các tiêu chí sẽ cao hơn, ông có thể khái quát những nhiệm vụ quan trọng mà Ninh Bình sẽ thực hiện trong thời gian tới?

Mục tiêu năm 2018, Ninh Bình phấn đấu có thêm 10 xã và huyện Yên Khánh đạt chuẩn NTM; bình quân đạt 17,5 tiêu chí/xã; không còn xã dưới 9 tiêu chí; tiếp tục tập trung nguồn lực và chỉ đạo 7 xã đăng ký kiểu mẫu (mỗi huyện 01 xã) đạt kết quả để tổng kết nhân diện rộng.

Đối với các xã đã đạt chuẩn trước hết cần tập trung duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Nâng cao chất lượng tiêu chí bao gồm nâng mức đạt của các chỉ tiêu và bổ sung một số chỉ tiêu phản ánh mức độ hưởng thụ cao hơn về vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Các xã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2018 phải đạt từ 14 tiêu chí trở lên, cân đối nguồn lực đảm bảo (nguồn đấu giá quyền sử dụng đất).

Cùng với đó, các địa phương cần phải tập chung rà soát, bổ sung, cập nhật quy hoạch để phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, hướng đến tăng thu nhập bền vững cho người dân và xây dựng môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp, trở thành "miền quê đáng sống".

Hoàn thiện hệ thống các công trình cùng các trang thiết bị phù hợp phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn xã; xây dựng nội dung và tổ chức hoạt động thường xuyên.

Tổ chức thực hiện công tác duy tu, bảo trì các công trình, đảm bảo nâng cao hiệu quả của hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Song song với đó, các địa phương cũng cần tập trung chỉ đạo hoàn thành xây dựng NTM ở những xã còn lại.

Được biết, Ninh Bình cũng đã ban hành quy định tạm thời về tiêu chí xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (nâng cao) giai đoạn 2017 - 2020, ông có thể cho biết một số tiêu chí cụ thể sẽ được thực hiện?

Để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn mới, trong khi chờ trung ương ban hành bộ tiêu chí NTM kiểu mẫu, Văn phòng điều phối tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành tạm thời bộ tiêu chí xã NTM mới kiểu mẫu (tại Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 16/7/2017). Tham mưu BCĐ, UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố và các xã phải tiếp tục xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai ở địa phương mình.

Có một số tiêu chí tiêu biểu như: quy hoạch chung xây dựng xã NTM phải đảm bảo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa của các xã ven đô và đảm bảo tiêu chí môi trường ở nông thôn.

Tiêu chí giao thông có thêm nội dung về biển báo giao thông, cống rãnh thoát nước, vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng. Về phát triển sản xuất yêu cầu giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 1ha canh tác phải tăng từ 15 triệu đồng/ha/năm… Trước mắt, trong năm 2017, tỉnh sẽ tập trung thực hiện mô hình trồng cây xanh lấy gỗ, bóng mát, tạo cảnh quan môi trường tại 7 xã theo hướng NTM kiểu mẫu.

Tập trung chỉ đạo tổng vệ sinh ven đường (quốc lộ, tỉnh lộ, huyện, xã lộ...), rác sinh hoạt...; thường xuyên nạo vét kênh mương sạch sẽ theo hướng xã hội hóa và giao các tổ chức chính trị xã hội vận động tuyên truyền cộng đồng cùng thực hiện tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp.

Để có được những kết quả nêu trên là nhờ có quyết tâm chính trị cao trong công tác lãnh đạo, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng tích cực, đóng góp tiền của, công sức, trí tuệ của toàn thể nhân dân trong tỉnh. Tôi tin rằng, với những chuyển biến mạnh mẽ của các cấp, các ngành cùng với công tác thông tin tuyên truyền đưa nghị quyết của Đảng về xây dựng NTM đến với từng người dân sẽ là động lực đưa Ninh Bình hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM kiểu mẫu trong thời gian tới.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Lý thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

AgroChemEx Vietnam 2024: Hướng tới nền nông nghiệp, công nghiệp xanh bền vững

AgroChemEx Vietnam 2024: Hướng tới nền nông nghiệp, công nghiệp xanh bền vững

Tìm ra nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng tôm hùm bông bị chết

Tìm ra nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng tôm hùm bông bị chết

Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng lớn nhất tại Việt Nam

Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng lớn nhất tại Việt Nam

Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

4,4 triệu USD hỗ trợ sử dụng phân bón đúng

4,4 triệu USD hỗ trợ sử dụng phân bón đúng

Hải Dương: Cá chết nổi trắng sông, người dân mất cơ nghiệp hàng tỷ đồng

Hải Dương: Cá chết nổi trắng sông, người dân mất cơ nghiệp hàng tỷ đồng

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động hợp tác xã

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động hợp tác xã

Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ

Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ 'thẻ vàng' IUU

"Chắp cánh" thương hiệu sắn dây Hải Dương vươn ra toàn cầu

"Chắp cánh" thương hiệu sắn dây Hải Dương vươn ra toàn cầu

Dự báo vải Thanh Hà mất mùa, nông dân kỳ vọng được giá

Dự báo vải Thanh Hà mất mùa, nông dân kỳ vọng được giá

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Xem thêm