Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV:

Những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ mới xây dựng, ban hành luật điều chỉnh

Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: Sẽ tiếp tục được điều chỉnh Xây dựng luật, pháp lệnh: Coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023

Số lượng các dự án nhiều hơn các năm trước

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng 23/5, trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, Quốc hội đã thông qua 15 luật, 21 nghị quyết quy phạm pháp luật và cho ý kiến đối với 07 dự án luật khác; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 04 pháp lệnh, 14 nghị quyết quy phạm pháp luật.

Những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ mới xây dựng, ban hành luật điều chỉnh
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu

Về quá trình lập dự kiến Chương trình năm 2024, điều chỉnh Chương trình năm 2023, ông Hoàng Thanh Hùng cho hay, trước kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận được đề nghị của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí về dự kiến Chương trình năm 2024, điều chỉnh Chương trình năm 2023.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc các chủ thể đề nghị đưa các dự án vào Chương trình năm 2024 có sự kế thừa Chương trình năm 2023; số lượng các dự án được đề nghị đưa vào Chương trình nhiều hơn các năm trước, trong đó có nhiều dự án được đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2023.

Cụ thể, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đại biểu Quốc hội đề nghị điều chỉnh Chương trình năm 2023 và dự kiến Chương trình năm 2024 như sau: Đối với Chương trình năm 2023, Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao đề nghị bổ sung 15 dự án, dự thảo, gồm 12 dự án luật, 01 dự án pháp lệnh và 02 dự thảo nghị quyết, đồng thời Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung 01 dự thảo nghị quyết.

Trong đó, tại Kỳ họp thứ 5, bổ sung 02 dự án luật, 03 dự thảo nghị quyết trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) theo quy trình tại một kỳ họp gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi Nghị quyết số 85/2014/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (dự kiến trình Quốc hội quyết nghị trong Nghị quyết kỳ họp thứ 5).

Mặt khác, bổ sung 05 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) gồm: Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), (3) Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Tại kỳ họp thứ 6, bổ sung 01 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) theo quy trình tại một kỳ họp: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; bổ sung 04 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) và thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024): Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Bổ sung 01 dự án pháp lệnh (Pháp lệnh Chi phí tố tụng) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 10/2023, thông qua tại phiên họp tháng 12/2023.

Đối với Chương trình năm 2024, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại biểu Quốc hội đề nghị đưa vào Chương trình 18 dự án luật. Cụ thể, 06 dự án luật (được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6) gối sang năm 2024 (thông qua tại kỳ họp thứ 7), trong đó có 02 dự án luật đã có trong Chương trình năm 2023 và 04 dự án luật mới được đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2023.

10 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8. Trong đó, Chính phủ đề nghị 07 dự án luật, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị 01 dự án luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị 01 dự án luật, đại biểu Quốc hội đề nghị 01 dự án luật. Bên cạnh đó, 02 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8.

Coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng

Ông Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã rất khẩn trương triển khai công tác rà soát, nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật để đề xuất đưa vào Chương trình; đánh giá cao tâm huyết, tinh thần cầu thị và trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong thực hiện quyền trình đề nghị xây dựng luật.

"Việc lập dự kiến Chương trình đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thảo luận, đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng đối với từng đề nghị trên cơ sở hồ sơ Chính phủ, các cơ quan, đại biểu Quốc hội trình, ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, bảo đảm tính khả thi của Chương trình, sát với yêu cầu của thực tiễn để trình Quốc hội xem xét, quyết định" - ông Hoàng Thanh Tùng nói.

Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc lập Chương trình năm 2024, điều chỉnh Chương trình năm 2023 cần bảo đảm thực hiện nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời, cần quán triệt một số quan điểm, định hướng cơ bản sau đây:

Ưu tiên đưa vào Chương trình các dự án nhằm kịp thời triển khai thực hiện văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị...; tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp, thực hiện các cam kết quốc tế, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn; đáp ứng yêu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Việc đưa các dự án vào Chương trình phải tính đến đặc thù hoạt động của Quốc hội, quỹ thời gian, nguồn lực, khối lượng công việc thực hiện tại mỗi kỳ họp Quốc hội; chú ý đến khả năng của các cơ quan chủ trì soạn thảo, chủ trì thẩm tra; đặc biệt coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng; chú trọng tính gối đầu của Chương trình để sắp xếp số lượng dự án cho phù hợp.

Không bổ sung dự án vào Chương trình ở thời điểm sát kỳ họp Quốc hội, trừ trường hợp thực sự cấp thiết do yêu cầu của thực tiễn, để triển khai thực hiện nhiệm vụ lập pháp đã được đề ra trong Đề án Định hướng hoặc yêu cầu trong nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng mới được ban hành.

Những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh và có sự thống nhất cao thì mới xây dựng, ban hành luật điều chỉnh để bảo đảm tính ổn định của hệ thống pháp luật; những vấn đề tuy cấp bách, cần thiết, nhưng là vấn đề mới, chưa được kiểm nghiệm trong thực tiễn, chưa đạt sự đồng thuận cao thì tiếp tục nghiên cứu, làm rõ để đề xuất hoặc thực hiện thí điểm.

"Không đề xuất quy định trong nghị quyết của Quốc hội các nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của luật; việc đề xuất thực hiện thí điểm chính sách mới phải thực sự cấp thiết, có phạm vi, địa bàn, giới hạn thời gian thực hiện cụ thể" - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật lưu ý.

Quỳnh Nga - Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phải lùi thời gian hoàn thành Cầu Đại Ngãi nối Trà Vinh và Sóc Trăng?

Vì sao phải lùi thời gian hoàn thành Cầu Đại Ngãi nối Trà Vinh và Sóc Trăng?

4 chính sách đề xuất mới phù hợp thực tiễn của tỉnh Nghệ An

4 chính sách đề xuất mới phù hợp thực tiễn của tỉnh Nghệ An

Đề xuất chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng

Đề xuất chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Việt Nam kêu gọi lệnh ngừng bắn ở Gaza, ủng hộ Nhà nước Palestine sớm được gia nhập Liên Hợp Quốc

Việt Nam kêu gọi lệnh ngừng bắn ở Gaza, ủng hộ Nhà nước Palestine sớm được gia nhập Liên Hợp Quốc

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương khắc phục sự cố hầm lò tại Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương khắc phục sự cố hầm lò tại Quảng Ninh

Đầu tư, sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy

Đầu tư, sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy

Vẫn vững vàng 2 trụ cột công nghiệp và thương mại

Vẫn vững vàng 2 trụ cột công nghiệp và thương mại

Cháy trung tâm thương mại Ba Lan: Kịp thời đồng hành, hỗ trợ người Việt Nam

Cháy trung tâm thương mại Ba Lan: Kịp thời đồng hành, hỗ trợ người Việt Nam

Tổ chức Hội nghị Hội đồng Tư vấn về Văn hóa - Xã hội năm 2024

Tổ chức Hội nghị Hội đồng Tư vấn về Văn hóa - Xã hội năm 2024

Phó Thủ tướng: Không làm thay, đùn đẩy trách nhiệm trong đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

Phó Thủ tướng: Không làm thay, đùn đẩy trách nhiệm trong đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang

Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển còn chậm, mới đạt 13,3% dự toán

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển còn chậm, mới đạt 13,3% dự toán

Phó Chủ tịch Quốc hội: Không lẽ cứ để giá vàng

Phó Chủ tịch Quốc hội: Không lẽ cứ để giá vàng ''nhảy múa'' như thế?

Xuất hiện tình trạng “lách luật” để đầu tư, mua bán căn hộ nhà ở xã hội

Xuất hiện tình trạng “lách luật” để đầu tư, mua bán căn hộ nhà ở xã hội

Xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, công nghiệp dần lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, công nghiệp dần lấy lại đà tăng trưởng

Khai mạc Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin đến cử tri về dự án điện khí Lô B – Ô Môn

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin đến cử tri về dự án điện khí Lô B – Ô Môn

Xem thêm