Thứ hai 25/11/2024 16:17

Những tác dụng không ngờ của lá trầu không trong chữa bệnh gout

Lá trầu không kết hợp với nước dừa là bài thuốc chữa chữa bệnh gout thần kỳ, nhất là người thường xuyên bị những cơn gout cấp tấn công gây đau đớn.

Tác dụng của “bộ đôi” lá trầu không và nước dừa khi chữa bệnh gout

Theo phân tích dinh dưỡng, 100 gr lá trầu không có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Riêng giá trị calo lên tới 44.

Những tác dụng không ngờ của lá trầu không trong chữa bệnh gout

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, lá trầu không còn chứa cả chất tanin, đường, diataza và tinh dầu. Ngoài ra, trầu không còn chứa một dạng phenol tên là chavicol có đặc tính khử trùng tốt.

Các loại tinh dầu trong lá trầu không như eugenol, chavibetol, chavicol, estragol có thể chống lại các bệnh lý viêm khớp, hỗ trợ hồi phục khớp bị tổn thương. Cũng nhờ tinh dầu giảm đau từ đó ngăn chặn các dây thần kinh truyền tín hiệu đau lên não; đồng thời chứa 2.4% tinh dầu chống viêm tự nhiên, ngăn ngừa các cơn gout cấp tái phát.

Nước dừa cũng có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, khử độc, làm giảm sự hình thành các acid lactic, lợi tiểu, tăng khả năng đào thải acid uric.

Vì vậy, khi hết hợp chữa bệnh gout bằng trầu không và nước dừa, nước dừa sẽ đóng vai trò như chất hòa tan, giúp hoạt chất trong trầu không tiết ra nhanh chóng, từ đó làm giảm lượng acid uric trong cơ thể. Bên cạnh đó, thức uống bổ dưỡng này còn là chất điện phân tự nhiên, tăng cường trao đổi chất, giúp cân bằng chuyển hóa. Chúng là tăng hoạt chất HDL, giúp “dọn dẹp” cholesterol xấu trong lòng mạch máu.

Bài thuốc dân gian về cách chữa bệnh gout bằng lá trầu và nước dừa

Chuẩn bị 100g lá trầu tươi vừa tới, không quá non hoặc quá già; 1 trái dừa xiêm tươi, chưa khui vỏ.

Lá trầu tươi rửa sạch, tráng qua với muối cho sạch rồi thái nhỏ thành sợi hoặc xay nhuyễn. Việc xay nhuyễn hay giã nát sẽ giúp lượng tinh dầu được tiết ra nhiều và dễ hòa tan vào nước dừa hơn.

Dừa cắt vát nắp rồi cho lá trầu không vào ngâm trong 30 phút, sau đó chắt nước ra ly, bỏ bã, uống một mạch trước khi ăn sáng. Thực hiện 1 lần/ngày, uống liên tục 1 tháng liền để thấy kết quả.

Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng biện pháp này mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng trước khi ăn để cơ thể có thể hấp thu tốt. Sử dụng trước khi ăn ít nhất 1 tiếng để đảm bảo thuốc đã được hấp thu hoàn toàn.

Thông thường, sau 7 ngày sử dụng người bệnh sẽ thấy được những dấu hiệu chuyển biến tích cực. Nếu ngưng sử dụng thì hiệu quả của thuốc sẽ biến mất.

Thực hiện đúng cách, đúng liều lượng, không nên dùng quá nhiều lá trầu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong quá trình điều trị, cần hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá hay các chất kích thích khác… Và việc sử dụng kết hợp nước dừa và lá trầu chỉ là biện pháp hỗ trợ. Biện pháp này có hiệu quả còn phụ thuộc phần lớn vào cơ địa, cũng như sự kiên trì, nghiêm túc điều trị của người bệnh.

Những thực phẩm người bệnh gout cần kiêng

Ths.Bs Nguyễn Thị Ánh Ngọc - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội - chia sẻ: Bệnh gout nên tránh ăn những thực phẩm giàu purin và fructose cao để kiểm soát được nồng độ axit uric ở mức độ ổn định.

Cụ thể nên tránh thịt đỏ (bò, lợn, dê…) chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao gồm chất chất đạm (protein), vitamin E, B6, B12. Hàm lượng protein rất cao sẽ dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Chưa kể các món ăn chế biến từ thịt đỏ sẽ trải qua quá trình tiêu hóa dưới xúc tác của enzym, khiến các nhân purin trong thịt đỏ chuyển hóa thành axit uric.

Dù vậy, cũng không nên kiêng khem tuyệt đối thịt đỏ, bởi cơ thể cũng cần nguồn năng lượng rất nhiều từ thịt. Nên duy trì sử dụng thịt đỏ ở một lượng vừa phải, chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần, không quá 100gr/ngày. Nên chế biến thịt đỏ chín kỹ, chế biến ở dạng luộc, kho hay hấp sẽ tốt hơn ăn nướng, chiên xào, hạn chế được lượng mỡ tối đa nạp vào cơ thể.

Nội tạng động vật (gan, thận, tim, bao tử, óc…) chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (B2, B6, folate và B12), CoQ10, cholesterol cùng các chất khoáng: Sắt, kẽm, selen. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bị bệnh gout không nên ăn bởi nội tạng chứa nhiều purin, chính là chất gây tăng nồng độ acid uric trong máu, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Thịt gà, thịt ngỗng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, các khoáng chất, axit amin, sắt, photpho… Thịt gà còn chứa purin nên người bệnh gout nên ăn thịt gà ở mức vừa phải, khoảng 110 – 175 mg, với hàm lượng vừa đủ này sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thế và tránh được sự gia tăng purin trong máu.

Hải sản như cá trích, cá ngừ, động vật có vỏ nghêu, sò, ốc… chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm cả chất purin. Trong hải sản cũng chứa nhiều chất đạm nên người bệnh gout nên hạn chế ăn.

Bê cạnh đó là rượu, bia, đồ uống có đường; các loại thịt chế biến sẵn; thực phẩm đóng hộp; các loại rau có hàm lượng purin cao như đậu lăng, đậu đen, đậu phộng, đậu hà lan, đậu trắng, đậu xanh, cải xoăn, su hào….

Guot là một dạng viêm khớp gây đau khớp và sưng khớp, những vết sưng thường kéo dài trong một hoặc hai tuần, sau đó biến mất. Vết sưng do bệnh guot thường bắt đầu ở ngón chân cái hoặc chi dưới. Bệnh guot xuất hiện khi nồng độ muối urat trong huyết thanh tích tụ trong cơ thể tăng cao.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Bài thuốc dân gian

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh