Thứ hai 23/12/2024 12:38

Những loài cây mang "dáng hình đất nước"

Từng tấc đất quê hương là máu của cả triệu người đã ngã xuống. Như hiểu được nỗi nhọc nhằn của đất, có những loài cây sinh sôi trên mảnh đất này thật đặc biệt.

Lịch sử hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước Đại Việt đã trải qua biết bao cuộc chiến chinh giữ vững nền độc lập. Từng tấc đất quê hương là máu của cả triệu người đã ngã xuống. Như hiểu được nỗi nhọc nhằn của đất, của người, có những loài cây sinh sôi trên mảnh đất này thật đặc biệt, là những loài cây mang dáng hình xứ sở...

Từ địa đầu Tổ quốc

Chẳng biết ngẫu nhiên hay nhân tạo, nhưng tại mảnh đất địa đầu Hà Giang, nơi Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, đã tồn tại biết bao năm nay một khóm tre già, xanh tốt, hiên ngang sừng sững ngay ranh giới đầu tiên của chủ quyền thiêng liêng nước Việt. Khóm tre ấy mọc thẳng vút làm gợi nhớ về quê hương thân thuộc với biết bao người con xa xứ. Khóm tre ấy cũng như những người lính ngày, đêm âm thầm chắc tay súng giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Trong số hơn 50 cây tre ở đây, cây nào cũng mập mạp và có độ cao vài chục mét. Có những cây tre già trong thân còn giữ nguyên cả những vết tích chiến tranh nhưng vẫn sừng sững, hiên ngang đầy nghị lực. Theo chia sẻ của những người lính biên phòng, những khóm tre không chỉ là biểu tượng mà còn là cơ sở đấu tranh giữ đất của quân và dân ta. Bởi khi phân định cắm mốc biên giới, nhờ khóm tre chủ quyền này mà chúng ta đã phân giới cắm mốc thành công, giảm tranh cãi về địa giới chủ quyền.

Được biết, khóm tre ở Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy là khóm tre duy nhất mà tất cả các cửa khẩu dọc các rẻo đất biên cương chưa có. Với đồng bào và chiến sĩ, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, bảo vệ tre là bảo vệ đất nước, mất tre là mất sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Những ai đã từng đến Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, không khỏi ngỡ ngàng bởi ngoài những khóm tre còn được thấy một hàng cây gạo qua bao năm tháng vẫn găm trên mình những vết đạn của chiến tranh. Có những cây còn toạc cả thớ vỏ nhưng vẫn nở hoa đỏ rực cả một vùng biên như một lời nhắc nhở cho quân và dân trong việc giữ vững chủ quyền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

"Có những cây gạo thân "găm" đầy vết đạn súng nhưng vẫn hiên ngang "chẳng chịu cúi đầu" vươn mình trên đá. Còn có những cây nở hoa đỏ rực như một "đám lửa lớn" đứng sừng sừng ngay cửa khẩu, làm sáng bừng cả một vùng biên như còn thể hiện ý chí quật cường của bao thế hệ người con đất Việt dù có phải hy sinh cả thân mình vẫn quyết bám trụ, vươn lên giữ cho bằng được từng tấc đất của xứ sở. Cũng tại mảnh đất Hà Giang, bên Đài hương 468 ở Thanh Thủy, Vị Xuyên, vẫn còn đó một hàng cây gạo tỏa bóng mát che chở cho các hương hồn liệt sỹ đã ngã xuống vì dáng hình vẹn nguyên của Tổ quốc. Những bông hoa gạo đỏ chói như những ngọn nến lại càng nhắc nhở chúng ta, những con người của thế hệ hôm nay phải luôn ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ đã đổ máu hy sinh trên mảnh đất này.

Ai đã từng đặt chân lên ranh giới biên cương, cầm trên tay nắm đất mới cảm thấy yêu tha thiết từng hòn đất quê hương và có chạm tay vào cột mốc phân định mới thấy hết trái tim mình yêu cháy bỏng chủ quyền đất nước tới nhường nào. Ngày nay, ai đã từng đặt chân đến ranh giới biên cương Hà Giang, nơi từng bị dày xéo bởi bom đạn kẻ thù, mới thấy sức sống mãnh liệt của mảnh đất và con người nơi này. Tại những cao điểm với những chiến tích về một thời máu lửa cùng vết đạn "hằn trên đá", đang "thay áo mới" bằng màu xanh của cây trái, của đổi thay, mang đến ấm no và hy vọng.

Tới hải đảo xa xôi

Nếu đất liền có những khóm tre thì nhắc tới Hoàng Sa, Trường Sa - những hải đảo xa xôi của Tổ quốc, người ta nhớ tới những cây "bàng vuông, phong ba, bão táp" như biểu thị sự hiên ngang trước sóng chìm, bão nổi.

Tập phóng sự "Trường Sa phong ba, đằng ngà" của Nhà báo Nguyễn Văn Minh, hiện là Phó Tổng Biên tập Báo Công Thương - có kể lại rằng, theo hai nhà báo Nguyễn Khắc Xuể, Nguyễn Thắng - những nhà báo may mắn có mặt tại Trường Sa sau ngày giải phóng - đã có loạt ký sự "Sóng gió trên đảo tiền tiêu" với nhiều bài viết sinh động về Trường Sa, đặc biệt là các loài cây. Theo đó, số báo ra ngày 16/2/1976 đã kể về những cây bàng vuông cổ thụ, có cây đường kính gốc tới 2m, cao 16m, tỏa bóng mát tới 40m2, "đủ cho một đại đội trú nắng". Cây cao nhất có tới 9 nhánh lực lưỡng.

Hoa bàng vuông trên quần đảo Trường Sa

Ở Trường Sa bây giờ, theo chia sẻ của nhà báo Nguyễn Văn Minh, không chỉ có bàng vuông, phong ba, bão táp, mà những người lính đã trồng và thử nghiệm nhiều loại cây mang hình bóng quê hương để vơi đi nỗi nhớ nhà. Trong đó, kỳ công nhất phải kể tới việc trồng cây tre ở Trường Sa. Vậy là tre không chỉ lên rừng xây chiến khu, vây đánh quân thù, mà tre bây giờ còn ra tận hải đảo xa xôi cùng với quân và dân các đảo giữ vững bờ cõi Việt Nam.

Đặc biệt hơn, ngoài đảo Trường Sa bây giờ đã trồng thành công cụm tre đằng ngà Thánh Gióng diệt giặc Ân đầu tiên trên đảo. Hiện, đã có rất nhiều đoàn khách ra thăm đảo đều mang theo những khóm tre đằng ngà ra với quần đảo "bão tố" như muốn gửi hơi ấm, tình yêu, hình bóng quê nhà của những người con đất liền với đảo xa.

Những cây bàng vuông, phong ba, bão táp, tre ngà hay bất kỳ loài cây nào trên dải đất hình chữ "S" cũng đều có một sức sống mãnh liệt, biết vươn mình, vượt lên gian khó. Đó không chỉ thể hiện một sức sống mãnh liệt mà là minh chứng hùng hồn cho tinh thần bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Cường
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hướng về Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12/2024: Bắc Bộ trời hanh khô, Nam Bộ có mưa

Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà nhân ngày 22/12

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024