Thứ ba 19/11/2024 12:25

Những chuyến hồi hương "đặc biệt" từ tâm dịch

Hơn một tuần trở lại đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều lao động tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt là từ TP. Hồ Chí Minh đã về quê tránh dịch bằng xe mô tô. Đến thời điểm này, Nghệ An đã có hàng ngàn người dân về quê bằng xe mô tô đang được cách ly. Hành động tự phát này đã và đang gây ra những áp lực cho cả chính quyền và người dân.

Để hỗ trợ người dân về quê tránh dịch, ở 2 điểm chốt cửa ngõ phía Nam của tỉnh Nghệ An luôn chất đầy những chai nước suối, bánh mì, lương khô. Tuy nhiên, các công dân này cũng được kiểm soát rất chặt chẽ để tránh nguy cơ dịch lây lan. Theo đó, tất cả công dân đi qua chốt đều phải khai báo y tế. Từ những thông tin đó, nhân viên y tế gửi danh sách về tận các xã, phường nhằm theo dõi, cách ly ngay sau khi họ đặt chân về quê, chưa kịp tiếp xúc với ai. Hầu hết những người này đều xuất phát về quê từ ngày 30 và 31/7, trước thời điểm các tỉnh phía Nam thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ “ai ở đâu ở đó”.

Những ngày qua nhiều người dân ở các tỉnh phía Nam có dịch đã ồ ạt về quê tránh dịch Covid-19.

Đa phần các lao động trở về lần này đều ở các huyện vùng sâu vùng xa của Nghệ An như Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong… Nên dù đã về đến điểm đầu của tỉnh Nghệ An nhưng hành trình của họ phải vượt qua hàng trăm km nữa mới có thể đặt chân đến quê nhà.

Để hỗ trợ các công dân về quê an toàn, tỉnh Nghệ An, Sở Giao thông vận tải, Hiệp hội Vận tải Nghệ An... đã điều động hàng trăm xe khách, xe tải, xe buýt... đến chờ tại chốt kiểm soát dịch ở ngay chân cầu Bến Thủy II cửa ngõ vào thành phố Vinh, vận chuyển người dân cùng xe máy, hành lý của họ về tận khu cách ly ở địa phương. Công dân về đến huyện nào sẽ bàn giao cho huyện đó, thực hiện cách ly đảm bảo quy định phòng, chống dịch.

Tại chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 ở chân cầu bến thuỷ II - TP. Vinh, lực lượng chức năng đã nắm thông tin, phân loại và hướng dẫn bà con là người Nghệ An về các khu cách ly trong tỉnh. Tại đây, bà con được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 và yêu cầu cách ly y tế 14 ngày theo quy định.

“Đứng ở đây mới thấy được nhiều hoàn cảnh đáng thương lắm em ạ. Có người thì dọc đường tai nạn, chân tay xây xước hết. Có người mắt đỏ hoe vì nắng vì gió vì thiếu ngủ, áo quần cũng rách tả tơi vì gặp mưa gió...” - anh Giáp, một chiến sỹ CSGT thường xuyên trực tại chốt kiểm soát cầu Bến Thủy 2 chia sẻ khi chúng tôi hỏi về những đoàn xe hồi hương từ tâm dịch. Mỗi ca trực, anh Giáp cùng các đồng đội đón hàng trăm người từ tâm dịch phía Nam về. “Mặc dù họ tự ý về như thế là rất nguy hiểm. Nguy hiểm cho chính bản thân họ và quê nhà. Nhưng cũng vì hoàn cảnh đưa đẩy cả...”, anh Giáp nói thêm, đồng thời không quên ôm những chai nước suối, bánh mì mang đến phát cho những người dân vừa qua chốt.

Anh Vừ Bá Chà ở xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn làm nghề xây dựng tự do tại TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Từ khi có dịch ở trong đó, tôi không có việc để làm, thấy bạn về tôi cũng về theo. Nhưng về đến đây mới biết phải cách ly và phải chịu chi phí từ xét nghiệm đến ăn ở. Số tiền đó đối với tôi là rất lớn. Nếu biết trước tình hình chắc tôi sẽ ở lại cầm cự, lâu dài thì chưa biết sao, nhưng từ 1 đến vài tháng thì vẫn có thể tự xoay xở được”.

Ông Nguyễn Hữu Minh - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn - cho biết, là một trong những huyện miền núi khó khăn có số dân về đông nhất đến cuối tháng 7, huyện Kỳ Sơn đang cách ly tập trung hơn 500 lao động về từ các tỉnh phía Nam. “Chúng tôi lập hơn 100 chốt kiểm soát, trong đó, người dân chạy xe máy trước khi vào địa bàn huyện phải qua chốt khai báo, test nhanh Covid-19. Sau đó ai ở xã nào thì chúng tôi bàn giao cho xã đó. Có thể nói là kiểm soát rất chặt chẽ. Tuy nhiên, có một khó khăn đó là phần lớn họ đều là lao động nghèo. Mà trong thời gian cách ly phải xét nghiệm đến 4 lần, chi phí rất lớn…”, ông Minh nói.

Tại khu vực chân cầu Bến thuỷ II- tất cả đều phải dừng lại đo thân nhiệt, khai báo y tế và làm test nhanh Covid-19. Những trường hợp test nhanh cho kết quả âm tính sẽ được lên xe khách về khu cách ly tập trung tại các địa phương. Còn những người có kết quả test nhanh dương tính được xe cứu thương tới chở đi cách ly, xét nghiệm PCR

Sau khi tỉnh Nghệ An ra mắt cổng điện tử cho người dân đang ở các tỉnh phía Nam đăng ký về quê tránh dịch, tính đến ngày 31/7, tổng số người Nghệ An ở các tỉnh phía Nam và TP. Hồ Chí Minh đăng ký về quê là 18.500 người. Trong đó, số công dân đang ở TP. Hồ Chí Minh là 7.871 người; Bình Dương 6.982 người; Đồng Nai 2.058 người và các tỉnh khác 1.649 người.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình ủng hộ 4,3 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thanh Hóa chung tay xây dựng nhà ‘Đại đoàn kết’ cho hộ nghèo

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

PC Bạc Liêu: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện lực

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An là ai?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch dịp cuối năm 2024

Thái Bình: Sắp diễn ra Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững