Những ai được nhận gói 26.000 tỷ đồng?

Gói hỗ trợ lần thứ 2 của Chính phủ lên đến 26.000 tỷ đồng tập trung vào 2 đối tượng: Người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, được kỳ vọng góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.

Ai được nhận gói 26.000 tỷ đồng?

Theo Nghị quyết 68/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, có 12 nội dung và nhóm đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ, như: Người thất nghiệp, lao động tự do, hộ cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, trẻ em và phụ nữ mang thai...

Những ai được nhận gói 26.000 tỷ đồng?
Lao động tự do cũng là đối tượng sẽ được hưởng gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng

Tuy nhiên, trong 12 nhóm chính sách này có một số nhóm chính sách tác động tích cực tới người lao động và sự hồi phục nền kinh tế như: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng; hỗ trợ một lần người lao động nghỉ việc không hưởng lương, nghỉ dưới 1 tháng hỗ trợ 1,855 triệu đồng/người. Nghỉ trên 1 tháng hỗ trợ 3,71 triệu đồng/người; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động tối đa 1.500.000 đồng/người lao động/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng; hỗ trợ các hộ kinh doanh 3 triệu đồng/hộ nếu dừng kinh doanh 15 ngày trở lên; doanh nghiệp được vay không lãi suất để trả lương cho người lao động, phục hồi sản xuất…

Một số nội dung trong nghị quyết nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, như: Hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người đối với hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 1/5 – 31/12/2021. Hay quy định, hỗ trợ lao động tự do, mức hỗ trợ không thấp hơn 1,5 triệu đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương...

Trước đó, Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ cũng đã chi khoảng 39.000 tỷ đồng, cho khoảng 14,4 triệu người được thụ hưởng. Hiện, Nghị quyết 42 đã hết hiệu lực từ ngày 31/12/2020. Điều đáng nói, hiệu quả triển khai gói hỗ trợ lần 1 còn thấp. Trong quá trình triển khai chính sách còn một số tồn tại vướng mắc, chưa sát đúng, chi trả còn trùng lắp, kê khai thiếu, tình trạng trục lợi chính sách ở một số địa phương tạo dư luận không tốt trong xã hội.

Kịp thời, đúng đối tượng

Để gói hỗ trợ lần 2 triển khai có hiệu quả, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội – ông Đào Ngọc Dung – cho biết: Việc hỗ trợ sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc kịp thời, đúng đối tượng, công khai minh bạch, thiết kế chính sách đơn giản nhất dễ tiếp cận, thủ tục hành chính giản tối đa 2/3 so với trước đây.

Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành xây dựng nghị quyết triển khai theo tinh thần giảm bớt thủ tục. Ví dụ, trước đây cho vay, tạm dừng đóng bảo hiểm phải có 4 thủ tục thì nay sẽ không cần các thủ tục này; hay việc miễn giảm toàn bộ quỹ an toàn lao động, doanh nghiệp chỉ cần gửi văn bản đến cơ quan bảo hiểm xin nhận hỗ trợ. Nghị định cũng quy định rõ thời gian với cơ quan hỗ trợ sau bao ngày nhận hồ sơ phải xử lý, trường hợp không xử lý phải có văn bản trả lời cho doanh nghiệp.

Các cấp, ngành, địa phương phát huy tính chủ động, căn cứ vào điều kiện cụ thể để linh hoạt triển khai, đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc và kịp thời các chính sách hỗ trợ. Việc hỗ trợ ngân sách nhà nước được thực hiện cụ thể: Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương trên 60% tự bảo đảm kinh phí thực hiện. Ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương còn lại theo nguyên tắc: 80% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với những tỉnh miền núi, Tây Nguyên; 60% mức thực chi theo quy định đối với tỉnh chưa tự cân đối ngân sách còn lại (ngoài các tỉnh miền núi, Tây Nguyên); 40% mức thực chi theo quy định đối với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết khoản thu phân chia về ngân sách trung ương còn lại.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này.

Trong bối cảnh làn sóng lây lan đại dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến hầu hết doanh nghiệp, người lao động đứng ở ngưỡng khó khăn nhất thì Nghị Quyết 68 được đánh giá là phao cứu trợ kịp thời, góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp giảm bớt tổn thất, khó khăn.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người lao động

Tin cùng chuyên mục

Ngành làm đẹp đang "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao

Ngành làm đẹp đang "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Cách nào để doanh nghiệp hồi sinh làn sóng "Zombie công sở" đang trở lại?

Cách nào để doanh nghiệp hồi sinh làn sóng "Zombie công sở" đang trở lại?

Đà Nẵng: Hơn 70 doanh nghiệp tham gia ký kết tuyển dụng sinh viên

Đà Nẵng: Hơn 70 doanh nghiệp tham gia ký kết tuyển dụng sinh viên

Báo Công Thương thông báo tuyển dụng lao động

Báo Công Thương thông báo tuyển dụng lao động

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp

Tín hiệu tích cực từ thị trường lao động

Tín hiệu tích cực từ thị trường lao động

100 suất học bổng cho các lãnh đạo trẻ tương lai

100 suất học bổng cho các lãnh đạo trẻ tương lai

Hạn chế thời gian sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần, cần linh hoạt, khả thi

Hạn chế thời gian sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần, cần linh hoạt, khả thi

Sản xuất phục hồi, nhiều doanh nghiệp vẫn “khát” lao động

Sản xuất phục hồi, nhiều doanh nghiệp vẫn “khát” lao động

Thị trường lao động dần trở lại xu hướng phát triển bình thường

Thị trường lao động dần trở lại xu hướng phát triển bình thường

Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động

Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động

Ngày hội việc làm HaUI 2024: Hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngày hội việc làm HaUI 2024: Hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Đảm an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông-châu Phi

Đảm an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông-châu Phi

Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 chính thức vào thứ Năm (18/4)

Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 chính thức vào thứ Năm (18/4)

Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Người lao động được nghỉ 2 ngày và không được nghỉ bù

Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Người lao động được nghỉ 2 ngày và không được nghỉ bù

Học sinh, sinh viên có thể chỉ được làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Học sinh, sinh viên có thể chỉ được làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Đề xuất chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên

Đề xuất chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên

Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Xem thêm