Ngành làm đẹp đang "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao

Sự nở rộ của thị trường làm đẹp hiện nay đặt ra nhu cầu lớn về nguồn lực nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản.
Hơn 450 thương hiệu làm đẹp tại triển lãm ngành làm đẹp lớn nhất Việt Nam Khai mạc triển lãm ngành làm đẹp tại thành phố Hồ Chí Minh Khai mạc Triển lãm quốc tế chuyên ngành làm đẹp Vietbeauty & Cosmobeauté Vietnam 2023

Nhân lực chủ yếu là lao động phổ thông

Thị trường làm đẹp tại Việt Nam rất tiềm năng với tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực. Nếu như năm 2000, cả nước chỉ có khoảng 100 thẩm mỹ viện, spa, thì năm 2020 đã lên tới con số 5.000. Dự báo, đến năm 2025, sẽ có khoảng 10.000 thẩm mỹ viện, spa.

Ông Hà Đình Bốn, Chủ tịch Hội đào tạo, Phát triển nghề làm đẹp Việt Nam cho biết, nhu cầu làm đẹp ở nước ta tăng 7% mỗi năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành chăm sóc sức khỏe và làm đẹp Việt Nam đã và đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình đáp ứng xu hướng hội nhập mới, xây dựng thương hiệu, tạo dựng uy tín với người tiêu dùng.

Trong đó, nhân lực cho ngành này là vấn đề đáng quan ngại, chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Việc tập trung chuẩn hóa, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển bền vững cho ngành làm đẹp là một yêu cầu cấp thiết.

"Đào tạo trong ngành làm đẹp hầu hết đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao. Trong khi đó, thực tế cho thấy, nhân lực trong ngành lại chủ yếu là lao động phổ thông, chưa được đào tạo một cách chính quy", ông Bốn nêu.

Ngành làm đẹp đang
Bà Nguyễn Kim Oanh, Phó Chủ tịch Hội đào tạo, Phát triển nghề làm đẹp Việt Nam

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Kim Oanh, Phó Chủ tịch Hội đào tạo, Phát triển nghề làm đẹp Việt Nam cho rằng, sự nở rộ của thị trường làm đẹp hiện nay đặt ra nhu cầu lớn về nguồn lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản. Khách hàng có nhu cầu được chăm sóc bởi những kỹ thuật viên phải có kỹ năng, kiến thức về nghề, về an toàn sức khỏe, về mỹ phẩm, các hoạt chất làm đẹp.

Tuy nhiên, hoạt động đào tạo trong ngành làm đẹp hiện nay diễn ra chủ yếu dưới hình thức truyền nghề, nhân sự lâu năm dạy cho người mới, chủ yếu là tự dạy nhau, các kỹ thuật viên phần nhiều học nghề từ chính các spa, trung tâm chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ viện… Một số khác đi ra từ các buổi đào tạo nội bộ, truyền cảm hứng của hệ thống spa, thẩm mỹ hoặc các nhãn hàng...

Hiện chưa có con số thống kê đầy đủ có bao nhiêu phần trăm nhân sự ngành thẩm mỹ, làm đẹp được đào tạo tại các đơn vị, tổ chức giáo dục đủ năng lực và được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chuyên môn.

Các cơ sở đào tạo và các cá nhân đào tạo đua nhau mọc lên mà không có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý có thẩm quyền nên chất lượng đầu ra của chuyên viên còn non yếu.

Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực

Trăn trở về bài toán đào tạo nhân lực, bà Lê Thị Duyên, Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Đào tạo, Giám đốc Viện thẩm mỹ Standard, Hiệu trưởng Trường Trung cấp công nghệ quốc tế ICT chia sẻ, câu chuyện đào tạo nguồn nhân lực cho ngành làm đẹp lúc nào cũng rất cần thiết.

Đã từng xảy ra những tai biến, thậm chí tử vong do làm đẹp, gây lo ngại cho khách hàng và cơ quan quản lý. Việc đào tạo nhân lực cho ngành này ngày càng đòi hỏi chuyên môn hoá cao hơn.

"Do đó, chúng tôi mong muốn các hiệp hội, ban, ngành đưa ra định hướng cho hội viên chuẩn hoá, bảo đảm chương trình đào tạo với tỷ lệ 30% lý thuyết và 70% thực hành. Ngành làm đẹp chỉ được nâng tầm khi có sự chung tay của tất cả các bên", bà Duyên đề xuất.

Từ thực trạng trên, ông Hà Đình Bốn cho rằng, cần phải có định hướng, giải pháp rõ hơn để ngành làm đẹp phát triển lâu dài. Phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, từ đó quy định ngành nghề nào được làm ở phạm vi nào.

"Nhà nước cần có chính sách phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, liên doanh phát triển, mở rộng thị trường, liên kết từ người có nhu cầu cho đến người cung cấp dịch vụ. Đồng thời, các nhà sản xuất cũng phải gắn kết với nhau", Chủ tịch Hội đào tạo, Phát triển nghề làm đẹp Việt Nam nói, đồng thời mong muốn "nhân sự trong ngành làm đẹp cần nhìn thẳng vào thực tế xem mình còn thiếu sót ở đâu để hoàn thiện tốt nhất".

Nhiều trường nghề mở ngành Chăm sóc sắc đẹp

Những năm gần đây, các dịch vụ làm đẹp lên ngôi và phát triển, trở thành một nghề có thu nhập cao. Nắm bắt cơ hội này, mùa tuyển sinh 2024, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cả nước mở ngành Chăm sóc sắc đẹp để đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Theo đó, năm học 2024 - 2025, tại Hà Nội có thêm một số trường mở ngành Chăm sóc sắc đẹp như: Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội, Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, Trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính Hà Nội, Trường Trung cấp nghề Nấu ăn - Nghiệp vụ du lịch và Thời trang Hà Nội...

Ngành làm đẹp đang
Sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội thực hành nghề Chăm sóc sắc đẹp (Ảnh: Trần Oanh)

Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đã mở ngành Chăm sóc sắc đẹp từ các năm trước. TS. Nguyễn Yên Thắng, Phó Hiệu trưởng cho biết, nhà trường dự kiến tuyển 75 chỉ tiêu ngành Chăm sóc sắc đẹp cho các hệ cao đẳng chính quy, trung cấp chính quy (nghề Chăm sóc sắc đẹp 25 chỉ tiêu, nghề Kỹ thuật chăm sóc tóc 25 chỉ tiêu).

Sau khi tốt nghiệp, học sinh, sinh viên được nhà trường, khoa giới thiệu công việc tại các spa, thẩm mỹ viện, salon, các trung tâm dạy nghề... Kết quả là 100% có việc làm trước khi tốt nghiệp, được các đơn vị "đặt hàng" với mức thu nhập trung bình từ 7 - 20 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, có rất nhiều học sinh, sinh viên tự tạo việc làm bằng cách thành lập riêng trung tâm spa, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người khác.

"Chăm sóc sắc đẹp không chỉ là đam mê, sở thích mà ngày nay phát triển thành một nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao và hút khách. Các chuyên viên thẩm mỹ có tay nghề tốt luôn được săn đón nhiệt tình với chế độ đãi ngộ cao và không bao giờ lo thất nghiệp", lãnh đạo Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội nhận định.

Tương tự, năm học 2024 - 2025, Trường Trung cấp nghề Nấu ăn - Nghiệp vụ du lịch và Thời trang Hà Nội tuyển sinh trọng tâm 7 ngành nghề, trong đó có Tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp.

Người học sau khi tốt nghiệp ngành Tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp sẽ được nhà trường giới thiệu việc làm thuộc các lĩnh vực như chuyên viên chăm sóc da, thẩm mỹ, trang điểm, phun xăm, chăm sóc và tạo mẫu tóc, nail...

Chí Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành làm đẹp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hơn 3.000 cơ hội việc làm cho sinh viên trong Ngày hội việc làm EPU năm 2024

Hơn 3.000 cơ hội việc làm cho sinh viên trong Ngày hội việc làm EPU năm 2024

Với chủ đề "Ngày hội việc làm-Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2024" của Trường Đại học Điện lực đã mang đến hơn 3.000 cơ hội việc làm cho các em sinh viên.
Hơn 150 doanh nghiệp tuyển dụng 6.000 việc làm tại Ngày hội việc làm Trường Đại học Công Thương

Hơn 150 doanh nghiệp tuyển dụng 6.000 việc làm tại Ngày hội việc làm Trường Đại học Công Thương

Hơn 6.000 vị trí việc làm sẽ được hơn 150 doanh nghiệp trực tiếp phỏng vấn và tuyển dụng trong chuỗi “Ngày hội việc làm - HUIT Talent Day 2024”.

Tin cùng chuyên mục

Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh - Phó Tổng Biên tập phụ trách chính thức được bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.
Cách nào để doanh nghiệp hồi sinh làn sóng "Zombie công sở" đang trở lại?

Cách nào để doanh nghiệp hồi sinh làn sóng "Zombie công sở" đang trở lại?

"Zombie công sở" là thuật ngữ mà Anphabe đưa ra nhằm mô tả nhóm người lao động: Đi làm nhưng không nỗ lực làm; không có ý định nghỉ việc.
Đà Nẵng: Hơn 70 doanh nghiệp tham gia ký kết tuyển dụng sinh viên

Đà Nẵng: Hơn 70 doanh nghiệp tham gia ký kết tuyển dụng sinh viên

Ngày hội việc làm thu hút hơn 3.000 lượt đăng ký và tham gia phỏng vấn tại 58 gian hàng tuyển dụng trực tiếp với 6.510 vị trí tuyển dụng đến từ 72 doanh nghiệp.
Báo Công Thương thông báo tuyển dụng lao động

Báo Công Thương thông báo tuyển dụng lao động

Báo Công Thương tuyển dụng lao động ở các vị trí: Phóng viên, Chuyên viên Truyền thông, Chuyên viên, Kỹ thuật viên Công nghệ và nhân viên Lái xe.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ trực tiếp về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp tại 13 sàn giao dịch việc làm vệ tinh.
Tín hiệu tích cực từ thị trường lao động

Tín hiệu tích cực từ thị trường lao động

Thị trường lao động tiếp tục có những tín hiệu tích cực không chỉ ở trong nước mà số lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng gia tăng.
100 suất học bổng cho các lãnh đạo trẻ tương lai

100 suất học bổng cho các lãnh đạo trẻ tương lai

100 ứng viên lãnh đạo trẻ xuất sắc nhất vượt qua 3 vòng tuyển chọn kỹ lưỡng sẽ tham gia khóa đào tạo chính thức kéo dài 3 tháng trị giá 30 triệu đồng.
Hạn chế thời gian sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần, cần linh hoạt, khả thi

Hạn chế thời gian sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần, cần linh hoạt, khả thi

Theo nhiều ý kiến cho rằng, việc quy định thời gian làm thêm đối với học sinh, sinh viên là cần thiết, tiệm cận thế giới, song cần sự linh hoạt, khả thi.
Sản xuất phục hồi, nhiều doanh nghiệp vẫn “khát” lao động

Sản xuất phục hồi, nhiều doanh nghiệp vẫn “khát” lao động

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai trong thời gian qua vẫn gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động để phục vụ sản xuất.
Thị trường lao động dần trở lại xu hướng phát triển bình thường

Thị trường lao động dần trở lại xu hướng phát triển bình thường

Quý I/2024, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm đạt 51,3 triệu người, tăng 174,1 nghìn người (tương ứng tăng 0,34%) so với cùng kỳ năm trước.
Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động

Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động

Quý I/2024, tỉnh Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động, trong đó 5.918 lao động trong nước và đưa 230 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Ngày hội việc làm HaUI 2024: Hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngày hội việc làm HaUI 2024: Hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngày 30/3 tại Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) đã tổ chức ngày hội việc làm với hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên.
Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Theo các chuyên gia, nhà thầu cần chuẩn bị sẵn lực lượng lao động lành nghề, chất lượng cao, đặc biệt trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn.
Đảm an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông-châu Phi

Đảm an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông-châu Phi

Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị đảm bảo an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông - châu Phi (Biển Đỏ).
Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 chính thức vào thứ Năm (18/4)

Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 chính thức vào thứ Năm (18/4)

Theo thông báo lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3) chính thức người lao động được nghỉ lễ dịp này 1 ngày và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Người lao động được nghỉ 2 ngày và không được nghỉ bù

Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Người lao động được nghỉ 2 ngày và không được nghỉ bù

Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 sẽ kéo dài 2 ngày, từ thứ Ba (ngày 30/4) đến hết thứ Tư (ngày 1/5). Theo đó, người lao động không được nghỉ bù.
Học sinh, sinh viên có thể chỉ được làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Học sinh, sinh viên có thể chỉ được làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm, học sinh, sinh viên đủ độ tuổi lao động theo quy định được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học.
Đề xuất chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên

Đề xuất chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo.
Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Các nhà tuyển dụng nhận thấy mạng xã hội là những kênh hiệu quả để tiếp cận với một lượng lớn ứng viên tiềm năng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nhật Bản tăng 5-8% lương nhằm hút thêm lao động từ Việt Nam

Nhật Bản tăng 5-8% lương nhằm hút thêm lao động từ Việt Nam

Để thu hút lao động, các nhà tuyển dụng Nhật Bản đang tăng lương cơ bản hàng tháng cho thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động