Thứ năm 24/04/2025 17:45

Nhu cầu yếu, ADB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 xuống 5,8%

Tại báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á tháng 7/2023, ADB đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 từ 6,5% xuống còn 5,8%.

Tại báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á công bố ngày 19/7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng hạ mức tăng trưởng trong năm 2024 của Việt Nam từ 6,8% xuống còn 6,2%.

Nhu cầu bên ngoài yếu tiếp tục gây áp lực lên sản xuất công nghiệp và chế biến chế tạo, trong khi các điều kiện trong nước dự kiến sẽ được cải thiện. Lạm phát được dự báo sẽ chậm lại ở mức 4% trong năm 2023 và 2024”, báo cáo của ADB nhận định.

ADB không phải là tổ chức duy nhất hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay. Sau khi số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2023 được công bố, với mức tăng trưởng GDP tương ứng là 4,14% và 3,72%, nhiều dự báo cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay của Việt Nam là một thách thức lớn.

Nhu cầu yếu, ADB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 xuống 5,8%. Ảnh Cấn Dũng

Trong khi đó, liên quan đến tình hình kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung, ADB vẫn duy trì mức dự báo tăng trưởng 4,8%, do nhu cầu nội địa mạnh mẽ tiếp tục hỗ trợ sự phục hồi của khu vực.

Cùng với tăng trưởng, theo ADB, lạm phát được dự kiến sẽ tiếp tục giảm, tiến gần về ngưỡng trước đại dịch khi giá nhiên liệu và lương thực giảm.

Cụ thể, ADB dự báo, mức lạm phát ở châu Á đang phát triển là 3,6% trong năm nay, thấp hơn so với mức dự báo 4,2% hồi tháng 4/2023. Trong khi đó, mức lạm phát dự báo của năm 2024 được nâng lên thành 3,4% so với ước tính trước đó là 3,3%.

Việc mở cửa trở lại của Trung Quốc được ADB cho là đang thúc đẩy tăng trưởng của khu vực. ADB dự báo, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5,0% trong năm nay, không thay đổi so với mức dự báo hồi tháng Tư, giữa bối cảnh nhu cầu nội địa mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ.

Tuy nhiên, nhu cầu xuất khẩu hàng điện tử và các hàng hóa chế tạo khác của châu Á đang phát triển đang chậm lại, do chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn tới sự trì trệ của hoạt động kinh tế tại các nền kinh tế phát triển chủ đạo. Dự báo tăng trưởng của khu vực năm 2024 được điều chỉnh giảm nhẹ xuống 4,7% so với mức dự báo 4,8% hồi tháng 4.

Trong báo cáo vừa được công bố, ADB vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho hầu hết các tiểu vùng ở châu Á và Thái Bình Dương.

Các trường hợp ngoại lệ bao gồm Đông Nam Á, nơi triển vọng được hạ xuống còn 4,6% trong năm nay và 4,9% trong năm tới, so với mức ước tính lần lượt là 4,7% và 5,0% trong tháng 4.

Dự báo cho tiểu vùng Cáp-ca-dơ và Trung Á được điều chỉnh giảm nhẹ, từ 4,4% xuống còn 4,3% cho năm 2023 và từ 4,6% xuống còn 4,4% vào năm 2024.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong đầu tư

Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh tạo đột phá kinh tế số

Phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026

Bổ sung quy định việc quyết định cơ cấu Chính phủ trong trường hợp cần thiết

Thủ tướng điểm tên loạt địa phương chậm giải phóng mặt bằng

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm 'nối hai bờ đại dương' với Tổng thống Nam Phi

Tổng Bí thư: Tăng thiết giáp phải xứng đáng là lực lượng đột kích nòng cốt, tinh nhuệ, hiện đại

Thủ tướng yêu cầu ổn định thị trường vàng

Thủ tướng: Đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ

Chung tay vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Việt Nam là ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ

Kỳ họp thứ 9 khai mạc sớm hơn thông lệ, với nhiều nội dung quan trọng

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng