Thứ sáu 08/11/2024 08:23

Nhóm doanh nghiệp nào đang “hưởng lợi” từ tiêu dùng nội địa gia tăng?

Lợi nhuận của các doanh nghiệp tiêu dùng không thiết yếu và Tổng Công ty Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV) đã tăng đáng kể nhờ tiêu dùng nội địa gia tăng.

Tiêu dùng nội địatăng thúc đẩy lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp

Kinh tế Việt Nam trong quý II/2022 đã tăng trưởng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tốc độ tăng trưởng hàng quý nhanh nhất trong hơn một thập kỷ nhờ tiêu dùng nội địa gia tăng mạnh mẽ.

“Tăng trưởng GDP quý II vượt bậc thúc đẩy chúng tôi nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 từ 6,5% lên 7,5%, mặc dù chúng tôi tin rằng có khả năng GDP của Việt Nam sẽ tăng hơn 7,5% trong năm nay”- ông Michael Kokalari - CFA, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Tập đoàn VinaCapital cho biết.

Việc tăng trưởng tiêu dùng nội địa cũng đẩy mạnh tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp tiêu dùng không thiết yếu niêm yết trên sàn chứng khoán. Cụ thể như Digiworld (DGW) - nhà bán lẻ chuyên về điện tử tiêu dùng/điện thoại di động và nhà bán lẻ trang sức (PNJ) ước đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 50-60% trong 6 tháng đầu năm 2022.

Hay với FPT Retail (FRT) cũng ước lợi nhuận tăng gấp 5 lần nhờ sự tăng trưởng doanh thu từ bán lẻ không thiết yếu như điện thoại iPhone cùng các sản phẩm điện tử tiêu dùng khác. Đồng thời doanh nghiệp này còn có doanh thu từ doanh thu của chuỗi nhà thuốc Long Châu, do các bệnh nhân quay trở lại với thói quen phòng chữa bệnh như trước Covid-19.

Tương tự như vậy, Covid-19 tại Việt Nam đã về cơ bản đã kết thúc, du lịch nội địa đã hoàn toàn phục hồi - vượt mức trước Covid-19. Vì vậy lợi nhuận của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã tăng hơn gấp đôi.

Bên cạnh đó, “doanh thu ký bán” để mua các sản phẩm nhà ở mới được xây dựng của các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu như Tập đoàn Nam Long (NLG) và Vinhomes (VHM) đã tăng hơn 100% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm.

Chứng khoán có hưởng lợi?

GDP đang tăng mạnh và có thể sẽ còn tăng vọt trong quý III/2022 nhờ vào sự tiếp tục gia tăng của tiêu dùng trong nước. Theo dự báo của ông Michael Kokalari, GDP quý III/2022 có thể đạt 10% so với cùng kỳ năm trước sẽ là một chất xúc tác quan trọng để các nhà đầu tư đổ tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này có cảnh báo duy nhất cho triển vọng rất khả quan đối với tăng trưởng GDP của Việt Nam là GDP của Hoa Kỳ đang chậm lại.

Theo đó, sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ đang đè nặng lên nhu cầu đối với các sản phẩm “sản xuất tại Việt Nam” như ti vi, đồ nội thất và điện thoại thông minh. Ngoài ra, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ đã chậm lại khoảng 50% so với cùng kì trong 6 tháng đầu năm 2021, xuống còn khoảng 23% so với cùng kì trong 6 tháng đầu năm 2022. Từ đó, ông dự báo rằng, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ giảm xuống khoảng 10% vào cuối năm do nền kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng chậm lại.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán

Tin cùng chuyên mục

Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng tăng 17,3%

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Manulife mở rộng quy mô chương trình 'Sống Sạch - Sành - Xanh', khuyến khích người dân ‘khoe’ lối sống khỏe

Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng