Nhớ lại trận đánh lịch sử cầu Rạch Chiếc

Những ngày chiến đấu giữ cầu Rạch Chiếc dù đã qua 48 năm nhưng đến giờ vẫn in đậm trong tâm trí ông Nguyễn Đức Thọ-Trung úy Z23, Lữ đoàn đặc công, biệt động 316
Rạch Chiếc oai hùng Ngày này năm xưa 26/4: Mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử; thành lập Học viện Hải quân

Ông cũng là người đã bắn phát B40 đầu tiên mở màn trận đánh tại cầu Rạch Chiếc. Trung úy Nguyễn Đức Thọ sinh năm 1955 tại xã Quảng Yên (Quảng Xương, Thanh Hóa). Năm 1972, ông tình nguyện xung phong nhập ngũ bằng huyết thư và được tuyển vào bộ đội đặc công thủy tham gia khóa huấn luyện đặc biệt do bộ đội hải quân tổ chức đúng một năm tại vùng biển đảo Cát Hải, Hải Phòng và Quảng Ninh. Năm 1973, đơn vị của ông được lệnh hành quân theo đường Trường Sơn vào Bộ Tổng Tham mưu Trung ương Cục miền Nam tại căn cứ địa Tây Ninh. Từ đây, ông được phân công về đơn vị Z23 thuộc Lữ đoàn đặc công biệt động 316 thuộc Bộ Tổng tham mưu Miền.

Nhớ lại trận đánh lịch sử cầu Rạch Chiếc
Cầu Rạch Chiếc năm xưa (Ảnh tư liệu)

Chúng tôi có dịp gặp ông Nguyễn Đức Thọ vào những ngày cuối tháng 4/2023 tại UBND phường 4, quận 8, TP. Hồ Chí Minh. Khi chúng tôi gợi lại câu chuyện hào hùng của 48 năm về trước, lúc ông sát cánh cùng đồng đội đánh trận bên cầu Rạch Chiếc, ông Nguyễn Đức Thọ xúc động kể: Tháng 4/1975, sau khi thất bại tại Xuân Lộc, địch co cụm về Sài Gòn tử thủ. Lúc này, cầu Rạch Chiếc - cửa ngõ phía Đông vào Sài Gòn - được chính quyền Sài Gòn tăng cường hàng nghìn quân lính cùng nhiều vũ khí hiện đại để giữ cầu, thậm chí sẵn sàng đánh sập để ngăn quân ta tiến vào Sài Gòn.

Ông Nguyễn Đức Thọ nhớ lại: Trận chiến tại cầu Rạch Chiếc được xem là một trong những trận đánh ác liệt cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh, tạo bàn đạp cho cánh Đông quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn. Vì vậy, để chiếm được chiếc cầu, tất cả các đơn vị Z23, Z22 (đại đội đặc công nước) và Tiểu đoàn 81 (D81, đặc công khô) thuộc Lữ đoàn 316 thuộc Bộ Tham mưu Miền đều tham gia. Lúc ấy, sau khi trinh sát, các đơn vị đã thống nhất ngày 27/4/1975 sẽ bắt đầu đánh chiếm cầu. Trước đó, tối 26/4, các đơn vị đã tập hợp, bàn bạc thống nhất chọn phương án đánh cường tập, dùng B40 - B41 tiêu diệt các hỏa điểm chủ yếu của địch.

Theo đó, toàn bộ lực lượng áp sát mục tiêu đồng loạt dùng thủ pháo, lựu đạn ném vào lô cốt, công sự địch. Sáng 27/4, sau khi được trang bị vũ khí là B40 - 41, thủ pháo, lựu đạn… các đơn vị bắt đầu vào trận chiến. Đúng 17 giờ ngày 27/4, đồng chí Tư Thinh hạ lệnh chiến đấu. D81 được phân đánh chiếm giữ đầu cầu phía Nam (hướng Sài Gòn ra), Z22 - Z23 đánh đầu cầu phía Bắc (hướng Thủ Đức vào). "Khi giờ G tới, tôi được phân công bắn phát B40 đầu tiên tiêu diệt tháp canh, tuy nhiên tôi lại bắn hụt mục tiêu. Ngay lúc đó, thượng sĩ Trần Đình Lạc bên cạnh hô: "Bắn tiếp Thọ ơi". Tôi đứng thẳng dậy, bắn tiếp quả thứ hai làm một góc tháp canh sụp đổ, đại liên im bặt. Lúc này, các mũi tấn công của ta đồng loạt dùng thủ pháo, lựu đạn ném vào lô cốt công sự khiến đối phương bất ngờ, bỏ chạy" - ông Thọ nhớ lại.

Theo ghi chép của lịch sử Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh, cầu Rạch Chiếc vẫn đang có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, góp phần nối các tỉnh vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên, miền Trung… với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam bộ

Vì đã được chuẩn bị kỹ càng nên trận đánh diễn ra nhanh và thuận lợi, quân ta làm chủ trận địa mà không bị thương vong. Tuy nhiên, ngay sau đó, địch đã chống trả quyết liệt. Từ căn cứ Thủ Đức, Cát Lái, địch dùng đạn pháo và từ tàu chiến bắn tới cầu Rạch Chiếc liên tục đến sáng. "Sau nhiều lần chống trả không thành, địch phát hiện sử dụng đạn pháo không hiệu quả, bởi đây là vùng sình lầy, nước sâu, nên chuyển sang đạn pháo chụp nổ từ trên cao. Vì vậy, rất nhiều anh em của các đơn vị đã hy sinh như anh Chiến, đồng chí Hiển… Còn anh Thành - quyền Đại đội trưởng Z22, bị thương gãy một chân… Trước tình hình khá nguy cấp, cấp trên đã hạ lệnh cho chúng tôi rút lui. Sáng 29/4, cả Z22 và Z23 chỉ còn lại 29 người" - giọng ông run run.

Tuy nhiên, đến 5 giờ sáng ngày 30/4/1975, những chiến sỹ còn lại của Lữ đoàn 316 lại được lệnh nổ súng tiếp. Lúc này, địch tập trung rất đông tại cầu, nhưng chủ yếu là số quân vừa thất trận ở Xuân Lộc, Long Thành, nên tinh thần chúng rất hoang mang. "Vừa nghe tiếng súng, chúng đã hoảng sợ, chống trả yếu ớt. Đến 7 giờ sáng ngày 30/4, lực lượng đi đầu của Quân đoàn 2 ta tới cầu Rạch Chiếc. Chúng tôi phấn khởi, mừng rỡ khôn xiết. Như vậy, chỉ có 200 chiến sĩ đặc công, biệt động, chiến đấu với hơn 2.000 quân địch, nhưng chúng ta đã thắng lợi, chiếm giữ và bảo vệ an toàn cây cầu huyết mạch, mở thông cánh cửa phía Đông đón đại quân tiến vào Dinh Dộc Lập" - ông Thọ tự hào nói.

Nhớ lại trận đánh lịch sử cầu Rạch Chiếc

Ông Nguyễn Đức Thọ (trái) về lại chiến trường xưa

Có thể nói, trận đánh cầu Rạch Chiếc đã đi vào lịch sử và là trận đánh quyết liệt cuối cùng trong chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đã 48 năm trôi qua kể từ chiến thắng lịch sử năm 1975 nhưng ông Nguyễn Đức Thọ vẫn nhớ như in mỗi khi nhắc về trận đánh này.

Ngọc Thùy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lịch sử

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Phát động Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 ngành văn hoá

Phát động Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 ngành văn hoá

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gấp rút triển khai đúng tiến độ

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gấp rút triển khai đúng tiến độ

Trải nghiệm “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng"

Trải nghiệm “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng"

Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024: Tìm kiếm “đại sứ” quáng bá hình ảnh, nét đẹp văn hoá đất nước

Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024: Tìm kiếm “đại sứ” quáng bá hình ảnh, nét đẹp văn hoá đất nước

Họa màu - Dân gian: Tôn vinh di sản văn hoá Việt

Họa màu - Dân gian: Tôn vinh di sản văn hoá Việt

Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Chiến thắng Điện Biên Phủ được tái hiện ấn tượng qua mỹ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ được tái hiện ấn tượng qua mỹ thuật

Xe đạp thồ - “vua vận tải” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ - “vua vận tải” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Xem thêm