Giá lương thực thế giới tăng 30% vì thiếu hụt nguồn cung Thiếu hụt nguồn cung và năng lượng điện làm giảm sự tăng trưởng ở châu Á |
Tăng trưởng toàn cầu đã phục hồi trở lại nhưng sớm mất đà. Nhu cầu hàng hóa đột ngột cùng với sự hỗn loạn trong ngành vận tải biển đã khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đi chệch hướng, làm mất đà phục hồi. Nhu cầu tăng chưa từng có đồng thời với việc đóng cửa mới tại một số cảng và trung tâm xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á, làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng giữa cung và cầu hàng hóa. Điều này có nghĩa là người dân và doanh nghiệp trên toàn thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt hầu hết mọi thứ, từ xe đạp đến ô tô, đồ chơi cho đến điện thoại thông minh và bê tông cốt thép đến chip máy tính. Thời gian chờ đợi đã trở nên rất lâu. Vấn đề là sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu đã đi ngược với các hạn chế kỹ thuật, ngay cả vận tải hàng không, được sử dụng để chở hàng hóa như chất bán dẫn, đã phải vật lộn để theo kịp nhu cầu do hạn chế đi lại.
Hoạt động đột ngột, đặc biệt là ở Mỹ, khi nhu cầu đặt hàng nhiều hơn và các công ty gấp rút bổ sung lượng hàng đang cạn kiệt, dẫn đến ùn tắc lớn tại các cảng của Mỹ và châu Âu, gây ra sự phân bổ không đồng đều các container vận chuyển trên toàn cầu. Thiếu hụt container trở nên khó khăn vì phải mất hàng tuần để dỡ những thùng chứa đầy. Giá container tăng cao kỷ lục khi các công ty đua nhau đưa hàng lên tàu. Trong khi chi phí vận chuyển đã giảm trong những tháng gần đây, chúng vẫn ở mức cao cắt cổ với chi phí vận chuyển trung bình một container 40 feet bằng đường biển là gần 9.300 USD tính đến ngày 16/12, tăng 170% so với một năm trước.
Theo UNCTAD, một container điển hình mất gần 20% thời gian vận chuyển so với trước khi đại dịch bùng phát. Theo dữ liệu của UNCTAD, tình trạng thiếu container đã đẩy giá tiêu dùng lên 1,5 điểm phần trăm với tác động thậm chí còn mạnh hơn đối với các nền kinh tế nhỏ hơn phụ thuộc vào thương mại. Có những gia đình và cộng đồng, những người mà thu nhập thực tế đang bị cắt giảm bởi cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng.
Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Sự thiếu hụt chip máy tính, vốn đã trở thành một phần quan trọng trong những chiếc ô tô hiện đại được trang bị các tính năng như màn hình cảm ứng, hệ thống định vị và các bộ phận ô tô khác, đã buộc các nhà sản xuất ô tô phải tạm dừng một số hoạt động của mình.
Nhu cầu về hàng điện tử tăng cao, bao gồm máy tính xách tay, điện thoại thông minh và máy chơi game, đã khiến các nhà sản xuất chất bán dẫn chuyển hướng công suất khỏi ngành công nghiệp ô tô, khiến các nhà cung cấp phụ tùng ô tô như Bosch và Continental gặp khó khăn trong việc giữ khách hàng của họ. Sản lượng xe giảm hơn 1/4 tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, trong đó Đức giảm 30%, trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2019. Lượng ô tô mới giảm và lượng tồn kho thấp cũng ảnh hưởng đến doanh số bán ô tô toàn cầu, giảm 20% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9.
WTO cho biết, sự gia tăng xuất khẩu chất bán dẫn của các nhà sản xuất hàng đầu ở châu Á có thể sẽ giải quyết một số vấn đề của ngành trong năm tới. Các chuyên gia kinh tế toàn cầu tại Capital Economics cho biết, ngành công nghiệp ô tô cũng sẽ được hưởng lợi từ việc dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến Covid ở các nước xuất khẩu lớn như Việt Nam và Malaysia. Nhưng ngay cả như vậy, sự mất cân bằng cung cầu trong chất bán dẫn có nghĩa là tình trạng thiếu hụt sẽ tiếp diễn. Các đơn đặt hàng chất bán dẫn tiếp tục vượt xa xuất khẩu ở Đài Loan, tạo ra một lượng lớn đơn đặt hàng cần giải quyết. Mặc dù đầu tư vào sản xuất chất bán dẫn đang tăng lên, nhưng việc mở rộng năng lực sản xuất sẽ mất nhiều thời gian và rằng tình trạng thiếu hụt nguồn cung có thể kéo dài trong 6-12 tháng nữa.
Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng đã được chứng minh là dai dẳng hơn hầu hết các chuyên gia dự đoán. Các nút thắt khó có thể biến mất sớm do việc mở rộng năng lực vận tải đường biển cần có thời gian cũng như tăng khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, bao gồm cả việc đưa các hoạt động hoặc nhà cung cấp đến gần thị trường cuối cùng.
Oxford Economics cho biết dự đoán chính xác thời điểm mà các vấn đề của chuỗi cung ứng sẽ giải tỏa là điều không thể, nhưng tình hình sức khỏe được cải thiện, mở rộng năng lực và sự luân chuyển toàn cầu từ hàng hóa sang dịch vụ sẽ giảm áp lực lên chuỗi cung ứng trong năm tới.