Thứ hai 25/11/2024 13:26

Nhiều ý kiến góp ý xây dựng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) với nhiều nội dung mới, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành.

Sáng 3/5, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) với sự tham dự của đông đảo đại diện các cơ quan Đảng, Quốc hội, bộ ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội, doanh nghiệp và khách hàng sử dụng điện.

Theo đại diện Cục Điều tiết Điện lực, Luật Điện lực hiện hành đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần sau gần 20 năm triển khai thi hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi nhanh chóng của ngành điện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, việc sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực một lần nữa là cần thiết để đáp ứng thực tiễn hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Sáng 3/5, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) được xây dựng với 6 chính sách lớn, bao gồm: Quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực; phát triển năng lượng tái tạo; thị trường điện; cấp phép hoạt động điện lực; vận hành hệ thống điện; an toàn điện, an toàn đập, hồ chứa thủy điện.

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) bao gồm 9 chương, 94 điều, với nhiều nội dung mới phù hợp với xu hướng phát triển của ngành điện/năng lượng tại Việt Nam.

Trong ngày hôm nay (3/5), các đại biểu đã được giới thiệu về các nhóm nội dung chính của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) và thảo luận về các chuyên đề Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực; Phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới; Thị trường điện.

Hội thảo sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày mai (4/5) để thảo luận về các chuyên đề giá điện, hợp đồng mua bán điện, vận hành hệ thống điện, quản lý nhu cầu điện, giấy phép hoạt động điện lực, an toàn điện, an toàn đập, hồ chứa thủy điện.

Bộ Công Thương mong muốn tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của các đại biểu để hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) trước khi trình Chính phủ và Quốc hội xem xét, quyết định.

Dưới đây là một số hình ảnh và ý kiến đóng góp tại hội nghị:

Toàn cảnh hội nghị diễn ra sáng 3/5 tại trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Ông Trần Việt Hoà - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực chủ trì hội nghị
Ông Trần Hoài Trang - Trưởng phòng Thuỷ điện - Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo trình bày các nội dung về Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực
Bà Phan Thị Minh Loan - Phó trưởng ban Thị trường điện - Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN
Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nêu một số vướng mắc trong việc áp dụng luật liên quan đến đặc thù ngành điện
Bà Lê Thị Thuý Lan - Phó trưởng ban Khoa học Công nghệ và Môi trường - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đề xuất dự thảo nên bổ sung chi phí vào giá điện với các công trình đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý môi trường,...
Đại diện Công ty cổ phần IPC đề xuất một số nội dung liên quan đến luật
Ông Phạm Hồng Phương - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị dự thảo Luật Điện lực nên quy định chi tiết yêu cầu đối với việc phát triển điện lực ở địa phương
Ông Chu Văn Tiến - Hội điện lực Việt Nam cho rằng, dự thảo nên quy định cụ thể chi tiết hơn không nên dẫn chiếu thực hiện quy định thực hiện của pháp luật theo quy hoạch. Ngoài ra, quy định về thông số kỹ thuật chuyên ngành giao cho UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền xem xét chưa phù hợp với năng lực chuyên môn của cấp tỉnh
Ông Nguyễn Xuân Nam – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề quy định cụ thể nhiều điểm trong dự thảo để thuận tiện trong việc áp dụng, thực hiện các dự án trong thực tế

Đại diện Đại sứ quán Đan Mạch cho rằng, nên có thông tin và cơ sở dữ liệu của ngành điện để thuận tiện cho các đơn vị liên quan có dữ liệu phân tích, đưa ra quyết định hợp lý

Trong chiều nay, các đơn vị, đại biểu tham gia sẽ tiếp tục tham gia góp ý xây dựng dự thảo Luật điện lực (sửa đổi).

Báo Công Thương sẽ liên tục cập nhật.

Thế Duy
Bài viết cùng chủ đề: Luật Điện lực (sửa đổi)

Tin cùng chuyên mục

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải