Chủ nhật 24/11/2024 23:50

Nhiều nội dung mới trong Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023

Sáng 16/5, Bộ Công Thương công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023 với nhiều nội dung mới.

Tiếp nối những kết quả đạt được từ Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022. Năm 2023 là năm thứ 8 liên tiếp Bộ Công Thương biên soạn và xuất bản Báo cáo này. Lễ công bố nằm trong khuôn khổ Hội thảo ‘Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Thương mại điện tử và Logistics hiện đại, bền vững’.

Bộ Công Thương công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường, tình hình tận dụng các cơ hội từ FTA và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Báo cáo Xuất nhập khẩu trong những năm qua đã cung cấp thông tin minh bạch, có hệ thống, được các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghiên cứu và đào tạo quan tâm, tín nhiệm và đánh giá cao.

Báo cáo Xuất nhập khẩu 2023 có một số nội dung mới như: Xuất xứ hàng hóa; Tình hình thực thi các Hiệp định EVFTA, CPTPP, UKVFTA, RCEP; Công tác triển khai đàm phán, ký kết, nâng cấp các hiệp định FTA; một số điểm mới trong triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu…

Báo cáo cũng nêu rõ, năm 2023 là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài. Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, do đó chịu tác động mạnh từ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, sụt giảm tổng cầu, biến động thị trường và điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn, nhất là chính sách lãi suất - tỷ giá. Các động lực tăng trưởng chính của Việt Nam như đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước gặp nhiều thách thức.

Những khó khăn từ cả nguồn cung nguyên vật liệu và nhu cầu tiêu dùng hàng hóa đã tác động làm suy giảm kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong năm 2023. Theo số liệu sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu đạt 354,7 tỷ USD, giảm 4,6% so với năm trước, nhập khẩu đạt 326,4 tỷ USD, giảm 9,2% so với năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 xuất siêu 28,3 tỷ USD.

Trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường lớn đều sụt giảm, kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á tăng. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường các nước châu Phi đạt khoảng 3 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 2022; xuất khẩu sang thị trường Ả rập Xê út đạt 1,1 tỷ USD, tăng 57,5%; sang thị trường UAE đạt 4,0 tỷ USD, tăng 4,3%.

Điều hành, khai thông hiệu quả hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc, hàng hóa cơ bản không bị ách tắc, kể cả lúc cao điểm thời vụ, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhờ việc mở cửa trở lại sau một thời gian dài áp dụng chặt chẽ các biện pháp phòng dịch Covid-19, xuất khẩu sang thị trường này đạt 49,6 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2022.

Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu tiếp tục được duy trì ổn định, nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu. Trị giá nhập khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước đạt 288,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 88,4% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023 được sự quan tâm của các cơ quan quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp

Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023, 10 tỉnh có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước năm 2023 lần lượt là: TP. Hồ Chí Minh kim ngạch đạt 42.460.418.319 USD; Bắc Ninh kim ngạch 39.302.697.091 USD; Bình Dương kim ngạch đạt 30.605.339.811 USD; Hải Phòng kim ngạch đạt 26.797.379.584 USD; Thái Nguyên kim ngạch đạt 25.687.769.353 USD; Bắc Giang kim ngạch đạt 24.499.431.359 USD; Đồng Nai kim ngạch đạt 21.624.486.427 USD; Hà Nội kim ngạch đạt 16.655.817.179 USD; Phú Thọ kim ngạch đạt 10.576.345.632 USD; Vĩnh Phúc kim ngạch đạt 9.970.966.301 USD.

10 tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất lần lượt là: Lai Châu kim ngạch đạt 12.923.730 USD; Điện Biên kim ngạch đạt 22.465.353 USD; Sơn La kim ngạch đạt 25.581.267 USD; Bắc Kạn kim ngạch đạt 37.690.290 USD; Ninh Thuận kim ngạch đạt 62.550.821 USD; Cao Bằng kim ngạch đạt 85.865.808 USD; Đắc Nông kim ngạch đạt 100.263.092 USD; Hà Giang kim ngạch đạt 145.909.898 USD; Quảng Bình kim ngạch đạt 179.648.333 USD; Tuyên Quang kim ngạch đạt 183.796.093 USD.

Báo cáo cũng điểm tên 5 địa phương có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng cao nhất so với năm 2022, cụ thể, Lạng Sơn tăng 107%; Hà Giang tăng 65,8%; Hà Tĩnh tăng 49,7%; Cao Bằng tăng 42,7%; Hà Nam tăng 35,8%.

Ở chiều ngược lại, 5 địa phương có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm mạnh nhất so với năm 2022 gồm: Điện Biên giảm 47,4%; Cà Mau giảm 29%; Lai Châu giảm 22,6%; Thừa Thiên Huế giảm 18,8% và Bạc Liêu giảm 15,8%.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát biểu tại sự kiện

Qua 8 năm xuất bản, Báo cáo Xuất nhập khẩu năm 2023 đã tập hợp tương đối đầy đủ không chỉ riêng các hoạt động xuất nhập khẩu mà cả các hoạt động quản lý của các cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương và các Bộ, ngành khác.

Công tác biên soạn Báo cáo xuất nhập khẩu hàng năm được Bộ Công Thương coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thể hiện tinh thần hỗ trợ, kiến tạo và đồng hành cùng doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng; góp phần hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội của Chính phủ.

Xem toàn văn Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023 tại đây.

Nhóm PV
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng