Thứ hai 23/12/2024 21:59

Nhiều kiến nghị của Bình Phước đến Chính phủ đã được giải quyết

Để phục hồi và phát triển kinh tế, Bình Phước đã kiến nghị 10 nội dung đến Chính phủ. Đến nay có 6 nội dung được giải quyết.

Ngày 29/7, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Bình Phước về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, tháo gỡ các khó khăn về nhà ở xã hội, thị trường bất động sản 7 tháng năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động công nghiệp phục hồi nhưng xuất khẩu giảm sút

Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh với Đoàn công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền - cho biết: Sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm đã có sự tăng trưởng so với cùng kỳ, từng bước khắc phục và nối lại được các chuỗi cung ứng trong các nhóm ngành với sản lượng sản phẩm và lượng đơn hàng mới tăng. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp toàn tỉnh (IIP) tăng 6,53% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 8,86%; ngành chế biến, chế tạo tăng 6,7%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2,75% so với cùng kỳ.

Riêng hoạt động xuất khẩu ghi nhận giảm nhẹ 1,62% so vơi cùng kỳ và đạt 2,150 tỷ USD. Nguyên nhân được tỉnh chỉ ra là do tác động của thị trường nhập khẩu nên các mặt hàng chủ lực của địa phương như điều, linh kiện điện tử, may mặc… xuất khẩu đi các thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ… đã giảm sút, kéo theo kim ngạch chung giảm.

Đối với hạ tầng cụm công nghiệp, tỉnh đã thành lập 9 cụm công nghiệp, trong đó 1 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, 6 cụm công nghiệp đang đầu tư xây dựng hạ tầng và 2 cụm công nghiệp đang hoàn tất thủ tục đầu tư. Lũy kế tới nay trên địa bàn tỉnh thu hút được 382 dự án, với số vốn đầu tư là 4,081 tỷ USD.

Đối với lĩnh vực đầu tư công, tổng kế hoạch vốn điều chỉnh năm 2023 là 5.066,774 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 998,121 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 4.068,653 tỷ đồng. Kết quả giải ngân đến ngày 26/7/2023 là 1.844,605 tỷ đồng, đạt 24,8% so với chỉ tiêu Trung ương giao; trong đó vốn ngân sách Trung ương đạt 24,5% và vốn ngân sách địa phương đạt khoảng 41%.

Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Bình Phước

Cần có chiến lược cụ thể để gia tăng xuất khẩu

Tại buổi làm việc lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương đánh giá cao sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Bình Phước trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực. Những kết quả đạt được của Bình Phước trong 7 tháng năm 2023 dù nền kinh tế chung cả nước gặp nhiều khó khăn là dấu hiệu tích cực trong khu vực.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, các đại biểu cũng đặt ra nhiều vấn đề thảo luận liên quan đến chỉ tiêu giảm sút kim ngạch xuất khẩu, đầu tư công và hạ tầng giao thông, bất động sản…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Bình Phước ngày 29/7

Trong đó, đối với lĩnh vực thuộc ngành Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết: Bình Phước cần phát huy thế mạnh về các sản phẩm nông sản chủ lực đa dạng. Cần lựa chọn và phân nhóm các sản phẩm theo thế mạnh, sản phẩm nào đạt chuẩn cấp quốc gia, sản phẩm nào thuộc OCOP, sản phẩm nào đạt chuẩn cấp tỉnh… Qua đó có chiến lược phát triển tương xứng phù hợp với từng nhóm khách hàng, từng thị trường.

Liên quan đến các hoạt động xúc tiến thương mại, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đề nghị Bình Phước cần tập trung phát triển thương mại, phát triển thị trường xuất nhập khẩu và thông tin về thị trường xuất nhập khẩu để định hướng cho các nhà đầu tư. “Trong kế hoạch 6 tháng cuối năm Bộ Công Thương có đề nghị các tỉnh trong vùng phải nghiên cứu để làm việc cụ thể. Đối với Bình Phước, hiện có một số lĩnh vực sụt giảm xuất nhập khẩu và các đơn vị Cục, Vụ của Bộ Công Thương sẵn sàng làm việc trực tiếp với doanh nghiệp của địa phương để có những có thông tin thị trường cụ thể, giúp doanh nghiệp tìm kiếm - mở rộng thị trường mới”- Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu rõ.

Liên quan đến các khu, cụm công nghiệp, theo đánh giá của Thứ trưởng Phan Thị Thắng, hiện tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiêp của tỉnh đang là 17,8%. Đây là mức trung bình thấp so với cả nước (trung bình cả nước là 65%). Từ đó Thứ trưởng đề nghị tỉnh tập trung chỉ đạo thu hút đầu tư vào các chuỗi công nghiệp đã đi vào hoạt động nhằm đạt tỷ lệ lấp đầy hiệu quả hơn.

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá những nỗ lực của địa phương trong các tháng đầu năm nay.

Theo Phó Thủ tướng, Bình Phước có nhiều tiềm năng và lợi thế vì vậy cần tận dụng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đối với những mặt còn hạn chế của tỉnh, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu địa phương trong thời gian còn lại của năm 2023 phải căn cứ vào nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ, cấp ủy địa phương để xử lý dứt điểm những tồn tại, vướng mắc hiện nay.

Đối với những kiến nghị của Bình Phước, Phó Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan phối hợp với tỉnh để nhanh chóng khắc phục.

Trước đó, tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ngày 12/5/2023, UBND tỉnh Bình Phước đã kiến nghị 10 nội dung. Đến nay có 6 nội dung được giải quyết.

Trong số 6 nội dung kiến nghị được giải quyết liên quan đến các lĩnh vực: Quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp; điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng nông thôn; điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn Dự án Cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); Sửa đổi khoản 4, Điều 85 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP về nguyên tắc áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng; Hỗ trợ Bình Phước sớm trình Chính phủ phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư mở rộng 3 khu công nghiệp (Bắc Đồng Phú, Nam Đồng Phú và Minh Hưng III); và về vướng mắc trong nhập khẩu nguyên liệu hạt điều thô.

Trong buổi làm việc ngày 29/7 với đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì, 4 nội dung còn lại được các, bộ, ban, ngành liên quan đưa ra thảo luận, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho địa phương.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Thứ trưởng Phan Thị Thắng

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người