Thứ hai 18/11/2024 14:20

Nhiều doanh nghiệp ngoài Nhà nước chưa xây dựng quy chế dân chủ

Khoảng 64% doanh nghiệp ngoài Nhà nước chưa có tổ chức công đoàn, không tổ chức hội nghị người lao động theo quy định.

Thực hiện dân chủ doanh nghiệp cần được quan tâm đúng mức

Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở sáng 14/6, đại biểu Trần Nhật Minh - đoàn Nghệ An đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu xây dựng các quy định của pháp luật đảm bảo thực chất, có tính khả thi cao, dễ thực hiện hiệu quả.

Đại biểu Trần Nhật Minh - đoàn Nghệ An

Đồng thời có cơ chế rõ ràng, mang tính pháp lý, hình thức, khắc phục được những hạn chế, bất cập trong thực hiện dân chủ cơ sở. Từ đó đảm bảo mục tiêu hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

Đại biểu Trần Nhật Minh nêu, thực tế thời gian qua, việc thực hiện dân chủ tại các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài Nhà nước chưa được như mong muốn.

"Như báo cáo tổng kết thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở của Bộ Nội vụđã chỉ ra, nhiều doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước chưa xây dựng quy chế dân chủ. Cụ thể tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức công đoàn khu vực ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tổ chức hội nghị người lao động còn thấp. “Khoảng 64% doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, gần như không tổ chức hội nghị người lao động theo quy định”- đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu cũng chỉ rõ nguyên nhân của vấn đề này là do một số doanh nghiệp, người sử dụng lao động chưa nhận thức đúng ý nghĩa của việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ doanh nghiệp. Do đó chưa chủ động phối hợp mà chủ yếu do Ban chấp hành công đoàn cơ sở đề xuất, nên việc thực hiện quy chế dân chủ còn gặp khó khăn, nhất là doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước.

Một số doanh nghiệp không tổ chức lấy ý kiến của đa số người lao động nhưng vẫn ký thỏa ước lao động tập thể…

Theo đại biểu, việc thực hiện dân chủ doanh nghiệp cần được quan tâm đúng mức, phải nghiên cứu, rà soát, xây dựng các quy định của pháp luật để khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn, các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp.

Đại biểu Trần Nhật Minh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật lao động như đối thoại doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, hợp đồng lao động. “Những điều này đã được quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản dưới luật khác để không có sự trùng lặp, chồng chéo giữa hệ thống pháp luật về dân chủ cơ sở và hệ thống pháp luật lao động”- đại biểu cho hay.

Phải công khai liên quan đến quyền và lợi ích trực tiếp của người lao động

Đại biểu Trần Quốc Quân - đoàn Long An nêu ý kiến về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp theo nội dung của Chương I của dự thảo Luật quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, tại các doanh nghiệp. Trong đó bao gồm cả hợp tác xã và tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Vị đại biểu này thống nhất với dự thảo đề nghị trong dự thảo Luật có một số nội dung quy định về đặc thù đối với doanh nghiệp nhà nước. “Đây là tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng các nguồn đầu tư công của Nhà nước nên cần thiết phải có những quy định mang tính chất đặc thù để quản lý. Việc này nhằm kiểm soát việc tham nhũng, tiêu cực, lãng phí nếu có”- đại biểu Trần Quốc Quân góp ý.

Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm các quy định chi tiết hơn về các nội dung doanh nghiệp phải công khai liên quan đến quyền và lợi ích trực tiếp của người lao động.

Thực tế trong thời gian qua, việc công khai và thực hiện dân chủ tại các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, nhất là việc công khai các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”, đại biểu lưu ý.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình tại phiên thảo luận

Phát biểu giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đối với việc thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài Nhà nước, bao gồm cả tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê và sử dụng lao động, áp dụng theo Điều 3 của Bộ luật Lao động và cũng là việc kỹ thuật cho việc gọi tắt, tránh phải nhắc đi, nhắc lại nhiều lần trong dự án luật này.

Theo Bộ trưởng, đây không phải là vấn đề mới, đã thực hiện Nghị định từ năm 2013, đó là trên cơ sở Kết luận số 65 của Bộ Chính trị và sau đó Nghị định 60, Nghị định 159. Mới đây nhất là Nghị định 145, sau khi cụ thể hóa Bộ luật Lao động năm 2019.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin, thực chất nội dung này khi đưa vào là việc kế thừa các quy định nêu trên, không làm thay đổi bản chất quan hệ lao động, không làm ảnh hưởng và xung đột các bộ luật liên quan, không mâu thuẫn các điều ước quốc tế về lao động mà Việt Nam tham gia và bảo đảm được mối quan hệ hài hòa, hợp tác cùng phát triển.

Nếu doanh nghiệp làm tốt biện pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và là cơ chế để hỗ trợ, thúc đẩy cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của đại biểu chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện vấn đề này hơn"- Bộ trưởng Bộ Nội vụ tiếp thu ý kiến.

Quỳnh Nga - Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho khám chữa bệnh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phấn đấu phát triển ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica